Trẻ biếng ăn kéo dài phải làm sao? là băn khoăn của mẹ. Nguyên nhân có thể do mẹ chưa hiểu rõ được nguyên nhân tại sao bé biếng ăn hoặc áp dụng sai cách chăm sóc. Trong trường hợp này, mẹ theo dõi nguyên nhân và làm ngay 6 điều sau đây!
1. Nguyên nhân trẻ biếng ăn kéo dài
Có 3 nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn kéo dài: Do bệnh lý, do tâm lý, do chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp.
1.1. Trẻ biếng ăn kéo dài do bệnh lý
Những trường hợp bệnh cấp tính, trẻ sẽ hết biếng ăn, ăn bình thường khi khỏi bệnh.
- Khi trẻ bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus tiêu hóa, hô hấp,… trẻ thường bị mất vitamin và khoáng chất như Vitamin A, Vitamin C, Vitamin B, sắt, kẽm làm cho trẻ lười ăn. Rối loạn đường ruột khiến trẻ bị khó tiêu, chướng bụng càng làm trẻ lười ăn hơn.
- Trẻ mắc các bệnh mãn tính hoặc bẩm sinh như: Bệnh tim bẩm sinh, bại não,…. làm giảm sức khỏe từ nhỏ ở trẻ và hạn chế việc ăn uống của trẻ.
- Trẻ bị tổn thương răng miệng: Mọc răng, sâu răng, viêm hoặc loét vùng hầu họng là nguyên nhân trẻ biếng ăn.
- Ngoài ra, trẻ sinh non và thiếu cân cũng dẫn đến tình trạng lười bú ở trẻ sơ sinh.
Trong trường hợp này, mẹ vừa dùng thuốc để điều trị dứt điểm bệnh, vừa bổ sung các chất dinh dưỡng và vitamin cho trẻ khỏe mạnh, tăng sức đề kháng.
Có thể bạn quan tâm: Trẻ biếng ăn là thiếu chất gì hoặc trẻ biếng ăn thiếu vitamin gì?
1.2. Trẻ biếng ăn kéo dài do tâm lý
Nhiều bố mẹ khi thấy trẻ biếng ăn thì sử dụng biện pháp thúc ép, quát mắng và thậm chí là đánh, làm cho trẻ càng sợ bữa ăn và trở thành biếng ăn tâm lý. Đa số trẻ bị thay đổi môi trường mới như nhà trẻ, trẻ chưa kịp thích nghi với người lạ sẽ không chịu ăn. Tâm lý của trẻ khi sợ sẽ ức chế bài tiết men tiêu hóa, làm trẻ chán ăn.
1.3. Trẻ biếng ăn kéo dài do chế độ dinh dưỡng không phù hợp
Chế độ dinh dưỡng không phù hợp với độ tuổi trẻ hoặc không khoa học làm cho trẻ chán ăn, không hứng thú với đồ ăn. Một số sai lầm hay gặp phải như:
- Cho trẻ ăn dặm quá sớm so với thời gian khuyến khích ( khi chưa đủ 6 tháng).
- Thức ăn không hợp khẩu vị của trẻ, trẻ thường không thích những món ăn có vị đắng, chát hoặc quá chua, quá cứng.
- Cho trẻ ăn vặt, uống sữa trước bữa chính.
- Tạo thói quen mất tập trung khi cho trẻ ăn, vừa ăn dùng điện thoại, xem ti vi.
- Thức ăn lặp lại, không đa dạng gây nhàm chán cho trẻ.
Tìm hiểu và xây dựng thực đơn dinh dưỡng phù hợp cho từng giai đoạn của trẻ là điều mà mẹ nên làm khi thấy trẻ biếng ăn.
2. Trẻ biếng ăn kéo dài phải làm sao
Khi tìm được nguyên nhân, mẹ sẽ có nhiều cách để khắc phục và chữa dứt điểm chứng biếng ăn cho trẻ. Dưới đây là một số cách làm mà nhiều mẹ đã và đang áp dụng:
2.1. Tạo cho trẻ không khí thoải mái khi ăn
Tạo thói quen cho trẻ tự ăn như cho bé chỗ ngồi ăn, tự súc và lấy thức ăn. Ban đầu có thể cho trẻ cầm thức ăn bằng tay. Trong bữa ăn nên động viên khen ngợi bé, như “con ăn giỏi quá”. Không nên ép trẻ, làm trẻ căng thẳng, cảm thấy sợ bữa ăn.
2.2. Không cho bé ăn quá lâu
Thời gian ăn lý tưởng của trẻ là 30 phút mỗi bữa. Nếu mẹ để trẻ ăn quá lâu, tạo thói quen không tốt cho trẻ như ngậm thức ăn.
2.3. Chú ý khoảng cách giữa các bữa ăn
Khoảng cách của bữa ăn sao cho hợp lý, không nên để quá gần, có nhiều bữa phụ làm trẻ luôn no, không hứng thú với đồ ăn. Khoảng cách hợp lý giữa các bữa ăn là 4-5 tiếng cho bé ăn một lần.
2.4. Luôn thay đổi thực đơn cho trẻ
Thực đơn phong phú giúp trẻ thấy mới lạ với thức ăn. Thức ăn được chế biến đa dạng những cần đảm bảo lành mạnh ít dầu mỡ và không quá mặn. Mẹ có thể trang trí những khẩu phần ăn bắt mắt, nhiều màu sắc và hình thù để kích thích bé.
2.5. Bổ sung sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa uy tín
Siro baby plus là sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa uy tín được nhiều mẹ tin dùng. Với thành phần như Arafti P95, L-Lysine HCL, Springer, nước yến sào,… có tác dụng cung cấp các chất dinh dưỡng, vitamin, kẽm,… và vi chất cần thiết cho trẻ. Sản phẩm có công dụng kích thích tiêu hóa, tăng cường hoạt động hệ tiêu hóa, hết táo bón. Sản phẩm phù hợp cho trẻ biếng ăn, bụng dạ kém, suy dinh dưỡng và trẻ mới ốm dậy.
Liều dùng hàng ngày của bé theo từng độ tuổi như:
- Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: Uống ngày 1 gói (10ml)
- Trẻ từ 3 đến 7 tuổi: Uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 gói
- Trẻ trên 7 tuổi: Uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 gói.
Siro dạng gói tiện dùng có thể đem đi thuận tiện. Mẹ có thể cho bé sử dụng siro trong 3 tháng hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ để có kết quả tốt nhất.
2.6. Đưa trẻ đi khám bác sĩ
Trong trường hợp trẻ biếng ăn kéo dài, mẹ nên đưa trẻ thăm khám bác sĩ để biết nguyên nhân nếu do bệnh lý hoặc tâm lý. Dựa vào những xét nghiệm và thăm khám của bác sĩ giúp mẹ có thể điều chỉnh bữa ăn cho bé phù hợp với từng độ tuổi, tình trạng sức khỏe.
3. Một số hậu quả do trẻ biếng ăn kéo dài gây ra
Biếng ăn kéo dài có ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ cả thể chất và trí não của trẻ. Những hậu quả do trẻ biếng ăn kéo dài như:
- Thiếu hụt dưỡng chất làm rối loạn tăng trưởng: Thiếu vitamin A làm trẻ khô mắt, thiếu vitamin B1 gây tê phù, thiếu máu nếu thiếu sắt, Canxi và vitamin D thiếu gây bệnh còi xương.
- Chậm phát triển trí não: Trẻ biếng ăn thường có nguy cơ thiếu các chất quan trọng tới sự phát triển não bộ như: Omega 3, Omega 6, DHA,…. Theo nghiên cứu, trẻ bị biếng ăn có trí tuệ hơn trẻ được bổ sung đầy đủ dưỡng chất.
- Sức đề kháng giảm, dễ nhiễm bệnh: Trẻ thiếu chất dinh dưỡng như vitamin C sẽ dẫn đến hệ miễn dịch bị giảm sút, vi khuẩn, virus dễ tấn công cơ thể trẻ. Trẻ dễ mắc các bệnh như: viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, tiêu chảy,… Khi đó trẻ sẽ gặp vấn đề biếng ăn do bệnh lý.
- Ảnh hưởng phát triển chỉ số cảm xúc: Trẻ biếng ăn có xu hướng thụ động, khó hòa nhập,… do cơ thể không đủ năng lượng hoạt động, trẻ không vui chơi như các bạn khác.
Như vậy, với băn khoăn trẻ biếng ăn kéo dài phải làm sao thì mẹ có thể áp dụng các cách bên trên. Nếu vẫn không khắc phục được tình trạng biếng ăn ở trẻ thì hãy liên hệ với bác sĩ hoặc đội ngũ dược sĩ của MamaA qua hotline 0389570519 để được tư vấn nhanh chóng, chính xác nhất.
Dược sĩ Phạm Trung – Dược sĩ Đại học Dược Hà Nội. Là dược sĩ có kiến thức chuyên môn sâu và nhiều kinh nghiệm trong tư vấn dược lâm sàng, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức cho khoẻ mẹ và bé, hiện đang đảm nhiệm vị trí tư vấn chuyên môn tại MamaA