Trẻ biếng ăn thường thiếu chất như Kẽm, Lysin, vitamin nhóm B, chất xơ, sắt,… Điều này dẫn đến hệ lụy gì? Cách xử lý ra sao để cải thiện tình trạng này? Hãy cùng Mamaa tìm hiểu trong bài viết sau!

1. Trẻ biếng ăn là thiếu chất gì?

Một số chất hay thiếu ở trẻ biếng ăn như:

1.1. Trẻ biếng ăn có thể do thiếu Kẽm

thực phẩm chức kẽm
Nguyên tố kẽm có vai trò quan trọng trong chuyển hóa của tế bào vị giác, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn

Nguyên tố kẽm có vai trò quan trọng trong chuyển hóa của tế bào vị giác, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Kèm còn giúp trẻ tăng hấp thu, tăng tổng hợp đạm từ đó giúp trẻ phát triển thể chất. Nếu thiếu kẽm trẻ sẽ chậm phát triển chiều cao do rối loạn phát triển xương.

Trẻ thiếu kẽm thường có biểu hiện:

  • Ăn không ngon
  • Hay bị tiêu chảy
  • Còi xương, chậm lớn
  • Tổn thương ở da và mắt

Kẽm có thể được bổ sung qua những thực phẩm giàu kẽm như: Thịt bò, cua, tôm, hàu, trứng, sữa,….

1.2. Thiếu Lysin cũng là 1 chất khuyến trẻ biếng ăn

thực phẩm chức lysin
Các loại thịt chứa nhiều lysin thành phần thiết yếu cấu tạo protein

Lysin là một trong những acid amin thiết yếu cấu tạo nhiều loại protein. Acid amin này có vai trò duy trì hệ miễn dịch, phát triển men tiêu hóa từ đó kích thích trẻ ăn ngon. Ngoài ra, Lysin giúp tăng tác dụng hấp thu canxi, tăng chiều cao ở trẻ.

Khi thiếu lysin trẻ thường có biểu hiện như:

  • Trẻ ăn không ngon miệng, lười ăn
  • Trẻ mệt mỏi, giảm khả năng tập trung, dễ bị kích động
  • Trẻ chậm phát triển

Để bổ sung lysin, mẹ có thể cho trẻ ăn những thực phẩm như: Thịt heo, trứng, các loại đậu, cá ngừ,…

1.3. Thiếu các vitamin nhóm B

Vitamin nhóm B như B1, B3, B6, B9, B12,… tham gia vào chuyển hóa carbohydrate, tạo ra năng lượng và protein, chất béo. Vitamin B còn tham gia vào quá trình tạo máu, tế bào và có vai trò trong dẫn truyền thần kinh.

Dấu hiệu của trẻ khi thiếu vitamin B là:

  • Trẻ khó tập trung, lờ mờ do thiếu vitamin B1, chất biến đổi đường thành năng lượng cho não.
  • Trẻ vã mồ hôi ở lưng, tay, toàn thân,…
  • Trẻ hay đau đầu do thiếu Vitamin B3
  • Trẻ dễ xúc động do thiếu Vitamin B6
  • Trẻ biếng ăn, dễ no vì thiếu Vitamin B7

Xem chi tiết các Vitamin cần thiết cho trẻ biếng ăn tại đây

Vitamin nhóm B là vitamin tan trong nước và không dự trữ nên dễ bị thiếu. Vitamin B có nhiều trong cá hồi, rau xanh, gan, trứng, sữa, hạt ngũ cốc…

1.4. Thiếu chất xơ

Chất xơ
Chất xơ giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng, tránh táo bón, đầy bụng, khó tiêu

Chất xơ giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng, tránh táo bón, đầy bụng, khó tiêu. Chất xơ còn làm phát triển hệ vi khuẩn có lợi đường ruột, giúp trẻ ăn ngon hơn.

Để bổ sung chất xơ mẹ cho bé ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi như chuối, táo, lê hoặc các loại hạt ngũ cốc.

1.5. Thiếu acid béo omega-3

 Omega-3 là chất béo có trong não, giúp phát triển thị lực và thần kinh ở trẻ. Bổ sung Omega – 3 ngoài giúp trẻ thông minh hơn mà còn giảm biếng ăn do tâm lý ở trẻ. Một số thực phẩm chứa nhiều omega-3 như: Cá hồi, cá ngừ, hạt óc chó, hạt lanh,…

1.6. Thiếu Probiotic

sữa chua
Bổ sung Probiotic bằng các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai cung cấp lượng lớn lợi khuẩn cho trẻ, ổn định đường tiêu hóa.

Probiotic là những vi khuẩn tham gia vào tiêu hóa các carbohydrate, tinh bột, đường và tổng hợp các vitamin và acid béo. Probiotic làm cho phân mềm dễ tiêu hóa nên giảm táo bón, đầy bụng.

Nếu thiếu Probiotic trẻ thường gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, đầy bụng, táo bón. Bổ sung Probiotic bằng các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai cung cấp lượng lớn lợi khuẩn cho trẻ, ổn định đường tiêu hóa.

1.7. Trẻ biếng ăn có thể là do thiếu chất Sắt

Sắt là nguyên tố vi lượng chính tạo nên hemoglobin và hồng cầu, những thành phần của máu. Vì vậy, trẻ thiếu sắt thường thiếu máu, tình trạng hay gặp như: mệt mỏi, giảm năng động, người xanh xao, chậm phát triển.

Để bổ sung sắt, mẹ có thể cho trẻ ăn những thực phẩm như: Thịt bò, cá, đậu nành, trứng,…

1.8. Thiếu canxi và vitamin D

Canxi và vitamin D là những chất quan trọng trọng phát triển xương, răng ở trẻ nhỏ. Thiếu một trong hai chất này, trẻ chậm phát triển chiều cao, dễ gãy xương và gặp vấn đề răng miệng như sâu răng.

Bổ sung Canxi trong cá, xương bò, xương lợn, cua, lươn,… Vitamin D có trong các loại cá, tôm, nấm,… và đặc biệt trong ánh nắng từ 6 đến 8 giờ.

thực phẩm chứa Canxi và vitamin D
Bổ sung Canxi trong cá, xương bò, xương lợn, cua, lươn,… Vitamin D có trong các loại cá, tôm, nấm,… và đặc biệt trong ánh nắng từ 6 đến 8 giờ.

1.9. Thiếu Kali

Kali có vai trò duy trì chức năng của cơ và điều hòa nhịp tim, ổn định huyết áp. Thiếu kali trẻ bị mệt mỏi, chóng mặt, nhược cơ, có thể dẫn đến co giật.

Bổ sung kali cho trẻ là vô cùng cần thiết. Mẹ có thể bổ sung cho bé qua đường ăn uống từ chuối, cam, khoai lang, khoai tây,…

2. Một số nguyên nhân khác khiến trẻ biếng ăn

Trẻ biếng ăn có nhiều nguyên nhân, thường gặp nhất là do bệnh lý, sinh lý, thói quen ăn uống của trẻ và tâm lý của trẻ.

2.1. Do bệnh lý hoặc sinh lý

trẻ biếng ăn do bệnh lý
Trường hợp trẻ bị bệnh về răng miệng, rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón), viêm đường hô hấp, cũng sẽ kém ăn, không muốn ăn

Trong thời gian phát triển, trẻ sẽ trải qua các giai đoạn biết lẫy, bò, tập đi, mọc răng,… mỗi giai đoạn trẻ lại có sinh lý khác nhau. Ví dụ như trong giai đoạn mọc răng trẻ hay quấy khóc, bị sốt, mệt mỏi. Khi đó trẻ sẽ chán ăn và biếng ăn.

Trường hợp trẻ bị bệnh về răng miệng, rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón), viêm đường hô hấp, cũng sẽ kém ăn, không muốn ăn. Ngoài ra, khi trẻ bị ốm phải sử dụng kháng sinh kéo dài, thuốc hay sắt, vitamin A, vitamin D cũng gặp tình trạng biếng ăn.

2.2. Do thói quen cho trẻ ăn của mẹ

Thói quen ăn uống của trẻ do cha mẹ xây dựng, nếu được bố mẹ xây dựng chế độ ăn khoa học thì trẻ sẽ không có tình trạng biếng ăn. Một số sai lầm khi cho trẻ ăn của các bậc cha mẹ hiện nay như:

  • Chế biến món ăn không hấp dẫn hay lập lại vài món ăn, nguyên liệu hàng ngày.
  • Cho trẻ ăn không đúng giờ cố định, ăn nhiều đồ ăn vặt, bánh kẹo trước bữa ăn. Điều này sẽ làm trẻ không có cảm giác đói, sẽ ăn ít trong bữa chính.
  • Phụ huynh cho trẻ xem ti vi, điện thoại, đi rong,… khiến trẻ mất tập trung, không chú ý đến mùi vị của thức ăn. Trẻ sẽ nhanh no, không muốn ăn tiếp trong trường hợp này.
  • Lượng thức ăn chưa hợp lý, quá nhiều hoặc quá ít cũng là nguyên nhân khiến trẻ chán ăn.

Vấn đề từ thói quen, mẹ có thể tham khảo từ sách và nguồn thông tin tin cậy trên mạng để có thể xây dựng thói quen cho trẻ.

2.3. Do tâm lý của trẻ

Tâm lý của trẻ sẽ bị ảnh hưởng bởi tính cách, hành động của cha mẹ. Cha mẹ hay cáu gắt, bắt ép hoặc la mắng trẻ trong bữa ăn sẽ làm trẻ cảm thấy sợ mỗi lần ăn, gây biếng ăn. Trẻ cũng muốn nghe những lời ngọt ngào như người lớn, chứ không phải những lời lạnh nhạt hay trách mắng.

Trẻ cũng hay bỏ bữa nếu bị thay đổi môi trường mới như đi nhà trẻ, thay đổi người cho ăn, giờ ăn,… Trẻ cảm thấy lạ lẫm, hay quấy khóc và đòi mẹ. Với trường hợp này cần phải nhẹ nhàng với trẻ, không nên cho trẻ đi học quá sớm, giúp trẻ thích nghi từ từ, không nên nóng vội.

Dù với nguyên nhân nào, trẻ cũng cần được mẹ quan tâm và chăm sóc. Khi mẹ biết được nguyên nhân sẽ tìm ra những hướng giải quyết, khắc phục. Nếu như mẹ chưa có kinh nghiệm có thể tham khảo từ ông bà, người thân đã có con nhỏ hoặc các chuyên gia y tế, bác sĩ có kinh nghiệm.

3. Trẻ biếng ăn nên dùng thực phẩm bổ sung gì?

tác dụng siro baby plus

Ngoài bổ sung dinh dưỡng cần thiết từ thức ăn, hoa quả, thì mẹ có thể bổ sung các chất cần thiết từ sản phẩm hỗ trợ. Sản phẩm hỗ trợ còn có tác dụng tăng cường hệ tiêu hóa, kích thích ăn ngon, trẻ hết biếng ăn.

Những sản phẩm được chuyên gia y tế khuyên dùng, pactol apetito, siro baby plus có tác dụng ưu việt và tiện dùng. Thành phần trong gói 10ml siro gồm Lysin, kẽm, vitamin nhóm B, springer (chiết xuất nấm men) và nhiều chất có tác dụng với miễn dịch khác.

Ngoại tác dụng hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, siro baby plus còn có tác dụng ngăn ngừa táo bón, tiêu chảy, chướng bụng cho trẻ. Tăng cường sức đề kháng cho trẻ cũng là công của siro baby plus.

Theo từng độ tuổi mà siro baby plus có liều lượng cho trẻ khác nhau:

  • Trẻ từ 6 tháng tuổi đến 1 tuổi: nửa gói (5ml)/ ngày
  • Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: 1 gói (10ml)/ngày
  • Trẻ từ 3 đến 7 tuổi: 2 gói/ ngày, chia 2 lần sáng và tối
  • Trẻ từ 7 đến 12 tuổi: 3 gói/ ngày, chia 3 lần sáng, trưa và tối
  • Trẻ trên 12 tuổi: 3-4 gói/ ngày, chia sáng, trưa và tối.

Xem thêm

Mỗi trẻ biếng ăn lại có một câu chuyện riêng. Nhưng mẹ nên biết là trẻ biếng ăn sẽ hay gặp vấn đề về thiếu chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Để khắc phục tình trạng này mẹ nên chú ý đến thực đơn hàng ngày của trẻ, tâm trạng, sức khỏe của trẻ hoặc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa nếu cần thiết.

Hi vọng bài viết trên đã giúp mẹ có câu trả lời cho băn khoăn: Trẻ biếng ăn là thiếu chất gìNếu mẹ còn băn khoăn về tình trạng biếng ăn của trẻ, hãy liên hệ tới hotline 0389570519 để được dược sĩ của MamaA tư vấn tận tình.

0/5 (0 Reviews)