Ho và nôn là những biểu hiện thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh. Điều này làm con luôn ốm yếu, mệt mỏi, chán ăn. Cha mẹ đừng quá lo lắng, Mamaa sẽ mách bạn cách chữa ho và nôn cho bé tại nhà, mẹ hoàn toàn có thể áp dụng dễ dàng.
Mẹ tham khảo thêm: 7 cách làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ sơ sinh dứt điểm, chỉ 30 phút mỗi này
1. 7 cách chữa ho và nôn cho bé
1.1. Giữ ấm phần cổ, ngực cho trẻ
Vào mùa đông, việc điều hòa thân nhiệt của con trở nên khó khăn, khiến con dễ bị ho, cảm lạnh và cảm cúm.
Cách tốt nhất để giữ ấm cho con:
- Mặc cho con những chiếc áo ấm, mỏng, tạo nhiều lớp mà mẹ có thể dễ dàng cởi ra, thay vì mặc những bộ quần áo len dày cộp.
- Mẹ có thể quàng khăn để giữ ấm cổ cho con.
- Vào mùa hè, mẹ cũng cần chú ý đến nhiệt độ trong phòng, điều chỉnh nhiệt độ điều hòa không được quá thấp (nên để mức trên 25 độ C).
1.2. Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày cho trẻ
Trẻ em bị cảm lạnh có thể gây ra nôn trớ, dẫn đến tình trạng bé mệt mỏi, sụt cân. Nếu trẻ bị nôn, bạn nên:
- Chia nhỏ bữa ăn hàng hàng của con, tăng số lần ăn trong ngày.
- Bổ sung nước đầy đủ cho con, ngăn ngừa tình trạng mất nước.
- Lựa chọn, chế biến những món ăn mềm, dễ nuốt với độ lỏng thích hợp để con dễ tiêu hóa, tránh những món quá cứng hay quá lỏng.
Mời mẹ tham khảo: Siro ho ích phế bối mẫu
1.3. Thường xuyên vệ sinh mũi họng cho trẻ
Để phòng tránh vi khuẩn, vi nấm từ môi trường xâm nhập vào cơ thể trẻ thông qua đường hô hấp, cha mẹ cần vệ sinh mũi họng thường xuyên cho con.
Với trẻ chưa biết đi hoặc chưa học cách xì mũi, mẹ có thể dùng máy hút mũi và nhỏ nước muối sinh lý cho con.
Cách vệ sinh như sau:
- Đặt con nằm ngửa trên một cuộn khăn để giữ cho con nằm yên
- Nhỏ hai đến ba giọt dung dịch nước muối vào mỗi lỗ mũi. Điều này sẽ giúp làm loãng chất nhầy gây tắc. Mẹ nên cố gắng giữ con nằm yên khoảng một phút sau khi nhỏ
- Tiếp theo cho con ngồi thẳng, từ từ đưa máy hút mũi vào
- Mẹ cần đảm bảo vệ sinh máy đúng cách sau khi sử dụng
1.4. Bù nước cho trẻ
Bù nước là cách chữa ho và nôn cho bé được nhiều mẹ áp dụng. Khi thấy con bị nôn mửa, chắc chắn cha mẹ đều cảm thấy lo lắng. Điều quan trọng cha mẹ cần phải bình tĩnh, đảm bảo cung cấp đủ nước cho con để ngăn ngừa tình trạng mất nước.
Một số mẹo bù nước mẹ có thể tham khảo:
- Đối với trẻ sơ sinh: Nếu bé đang bú mẹ và bị nôn, mẹ nên cho con bú trong thời gian ngắn hơn (khoảng 5 phút mỗi lần), khoảng cách các lần bú là khoảng 2 giờ. Thời gian bú của bé có thể tăng lên nếu tình trạng nôn không còn xuất hiện thường xuyên.
- Với trẻ em từ 1 tuổi trở lên: Mẹ có thể cho con uống dung dịch điện giải bù nước, nước ép hoa quả, nước gạo…
1.5. Thay đổi chế độ ăn
Ngoài quan tâm đến việc bù nước, điện giải cho con, cha mẹ cũng cần chú ý đến chế độ ăn của trẻ. Mẹ nên thay đổi chế độ ăn cho con phù hợp với tình trạng hiện tại:
- Tránh ăn thức ăn khó tiêu: Thức ăn khó tiêu có thể khiến con bị đau bụng hơn do dạ dày cần phải hoạt động nhiều hơn
- Nên ăn thức ăn dễ tiêu: Trẻ nhỏ có dạ dày nhỏ và đang dần hoàn thiện, mẹ nên chọn thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu như cháo dinh dưỡng, chuối, sữa chua…
- Không ép trẻ ăn: Khi con bị ốm, con thường mệt mỏi, khó chịu, cha mẹ không nên quát mắng, bắt trẻ ăn. Điều này sẽ gây hoảng sợ, khiến bệnh của con càng nặng hơn
1.6. Cho trẻ sử dụng siro trị ho
Một cách chữa ho và nôn cho bé mà mẹ không thể bỏ qua và được bác sĩ, dược sĩ khuyên dùng là sử dụng siro trị ho cho con.
Siro trị ho có hương vị ngọt, thơm, dễ uống, vừa giảm các triệu chứng ho, vừa có tác dụng long đờm, giúp loại bỏ tình trạng tắc nghẽn đường thở.
Một số loại siro ho có tác dụng nhanh, hiệu quả được đánh giá cao trên thị trường:
- Siro ho Prospan
- Cao Vượng Khí
- Siro Methorphan
- Bổ phế Nam Hà
- Siro Golanil
Trong cách chữa ho và nôn cho bé này, mẹ cần chú ý liều lượng theo từng độ tuổi của con để lấy lượng siro phù hợp. Cha mẹ nên để siro ho ở xa tầm với của trẻ, tránh việc con tự ý lấy uống.
Ngoài ra bạn có thể tự làm siro ho cho bé tại nhà cho bé như:
1.7. Sử dụng thuốc chữa ho và nôn cho bé
Nếu tình trạng ho và nôn của con kéo dài dai dẳng hoặc trầm trọng hơn, mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế để bác sĩ chữa trị kịp thời.
Bác sĩ có thể kê đơn các thuốc giúp trị ho và chống nôn cho con. Một số thuốc điển hình như:
Thuốc chữa ho
- Thuốc ức chế trung tâm ho: Một số thuốc ức chế trung tâm ho như codein, dextromethorphan… Các thuốc này cần thận trọng khi sử dụng cho bé, đặc biệt không dùng cho trẻ sơ sinh. Thuốc ức chế trung tâm ho có khả năng gây nghiện, mẹ không được tự ý sử dụng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
- Thuốc long đờm: Thuốc long đờm có thể kể đến như Bisolvon, Mucosolvan… Thuốc có thể gây viêm, loét dạ dày, buồn nôn, buồn ngủ, không dùng cho trẻ đang có những biểu hiện này.
- Thuốc kháng sinh: Tùy mức độ bệnh của bé, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh hoặc không. Mẹ cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ, dùng đúng thuốc cho con, tránh tình trạng kháng kháng sinh xảy ra.
Thuốc chống nôn
- Các thuốc thường được sử dụng: Domperidone, metoclopramide…
- Thuốc chống nôn được dùng trong trường hợp bé nôn nhiều. Cha mẹ không được tự ý sử dụng thuốc cho con khi thấy con bị nôn.
- Thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như buồn ngủ, mất thăng bằng, sốt.
2. Cách xử lý nhanh khi bé bị ho và nôn
Khi con bị ho và nôn, cha mẹ cần bình tĩnh và xử lý nhanh các điều sau:
- Lau sạch quần áo: Con bị nôn trớ, chảy nước mũi, nước dãi, cha mẹ cần lau sạch miệng, mũi cho con. Đồng thời, thay quần áo sạch cho con, quấn khăn, mặc áo yếm cho con để phòng bé có thể nôn tiếp.
- Không bế trẻ lên: Bế trẻ lên có thể gây ra tràn dịch vào trong phổi, gây nguy hiểm cho bé.
- Vuốt ngực trẻ: Vuốt ngực trẻ có thể giúp tránh nôn, trớ
- Không cho trẻ uống sữa ngay khi vừa nôn
- Sau khoảng 30 phút thì cho trẻ nằm, kê cao đầu
- Bổ sung nước và điện giải đầy đủ như hướng dẫn ở phần trên
3. Bé bị ho và nôn như thế nào thì cần đưa đến gặp bác sĩ
Ho và nôn là biểu hiện thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 6 tuổi. Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên chủ quan về mức độ của bệnh. Khi trẻ có những biểu hiện sau, bạn cần đưa bé đến cơ sở y tế:
- Nôn không đỡ sau 2 ngày: Mặc dù đã làm nhiều mẹo như trên nhưng bé không có dấu hiệu giảm nôn, bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời
- Trẻ không ăn uống được: Bé chán ăn, bỏ bữa, ăn ít và tình trạng này kéo dài trên 2 ngày, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện
- Trẻ có dấu hiệu mất nước: Một số dấu hiệu bạn có thể nhận biết như ít hoặc không có nước mắt khi khóc, môi khô, đi tiểu ít, thở sâu, nhanh, buồn ngủ quá mức hoặc mất phương hướng.
Trên đây là các cách chữa ho và nôn cho bé đơn giản có thể áp dụng tại nhà. Hy vọng với thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho cha mẹ trong việc chăm sóc, đồng hành với sức khỏe của con.
Dược sĩ Phạm Trung – Dược sĩ Đại học Dược Hà Nội. Là dược sĩ có kiến thức chuyên môn sâu và nhiều kinh nghiệm trong tư vấn dược lâm sàng, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức cho khoẻ mẹ và bé, hiện đang đảm nhiệm vị trí tư vấn chuyên môn tại MamaA