Trẻ biếng ăn sinh lý trong bao lâu còn tùy thuộc vào cơ địa của bé và cách chăm sóc của mẹ. Theo các chuyên gia, biếng ăn sinh lý tuy không kéo dài lâu (thường là 1 – 2 tuần) nhưng có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển toàn diện của bé. Vậy phải làm sao khi bé biếng ăn sinh lý? Mẹ hãy tham khảo tư vấn của dược sĩ trong bài viết sau!

1. Trẻ biếng ăn sinh lý trong bao lâu

Trẻ bị biếng ăn sinh lý
Biếng ăn sinh lý là tình trạng trẻ biếng ăn, chán ăn, bỏ bữa khi cơ thể đang trong một giai đoạn chuyển giao nào đó

Biếng ăn sinh lý là tình trạng trẻ biếng ăn, chán ăn, bỏ bữa khi cơ thể đang trong một giai đoạn chuyển giao nào đó như khi trẻ bắt đầu tập ăn dặm, tập đi, tập nói,… Tình trạng này sẽ kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định, tùy thuộc vào cơ địa, thể trạng của trẻ, và một số yếu tố khác như đồ ăn, mùi vị,…

Thông thường, trẻ sẽ biếng ăn sinh lý trong khoảng 1 – 2 tuần. Sau đó, khi cơ thể đã dần thích nghi được với những thay đổi thì trẻ sẽ bắt đầu ăn uống bình thường trở lại.

Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp biếng ăn sinh lý kéo dài từ 3 tuần – 1 tháng. Nguyên nhân khiến tình trạng này kéo dài hơn bình thường có thể do di truyền, tâm lý,…

Vậy thì, tình trạng biếng ăn sinh lý này có thể kéo dài tới khi nào?

2. Trẻ biếng ăn sinh lý có thể kéo dài đến khi trẻ lên 2 tuổi

Biếng ăn sinh lý thường xảy ra nhất ở trẻ trong độ tuổi từ 1 – 2 tuổi. Ở giai đoạn này, cơ thể trẻ có nhiều thay đổi lớn mà trẻ cần thích nghi, vì thế mà trẻ thường biếng ăn hơn.

Dưới đây là những mốc thời gian trẻ dễ bị biếng ăn sinh lý và những ảnh hưởng tới việc ăn uống của trẻ nhỏ mà mẹ có thể tham khảo:

Tuần tuổi

Thay đổi ở trẻ ảnh hưởng đến việc ăn uống

Mẹ nên

4 – 5 tuần tuổi

Trẻ khó ngủ, khó tính, hay cáu gắt, đôi khi bỏ bú

Mẹ cần thường xuyên vỗ về, âu yếm và chia nhỏ lần bú cho bé

8 – 9 tuần tuổi

Trẻ mải mê với mọi thứ xung quanh nên quên ngủ, quên bú.

Mẹ nên luyện cho trẻ thói quen ăn và ngủ đúng giờ.

12 tuần tuổi

Trẻ cáu gắt, khó chịu khi đang tập trung lẫy, lật mà bị ngăn cản như bị bố mẹ bế lên…

Mẹ nên duy trì đầy đủ chế độ ăn và giờ ngủ cho trẻ

19 tuần tuổi

Trẻ thích thú với việc mút chân, mút tay hơn bú mẹ.

Mẹ nên duy trì đầy đủ chế độ ăn và giờ ngủ cho trẻ, có thể cho bé ngậm núm vú giả thay vì để con mút tay, chân.

23 – 26 tuần tuổi

Trẻ có nhiều thứ để khám phá hơn nên biếng ăn hơn.

Mẹ cố gắng làm bạn với con, cùng con ăn, chơi,…

33 – 37 tuần tuổi

Trẻ muốn chơi nhiều hơn, muốn đi xa hơn, dần chán ăn, chán bú.

Mẹ nên dần cai sữa cho trẻ vào ban đêm, đồng thời tập cho bé ăn dặm.

42 – 46 tuần tuổi

Trẻ muốn chơi nhiều hơn, muốn đi xa hơn, có thể chán ăn, chán bú.

Mẹ nên luyện cho trẻ ăn, ngủ đúng giờ để tạo thói quen kể cả khi trẻ biếng ăn.

52 – 55 tuần tuổi

Trẻ chán ăn nhiều, thậm chí bỏ bữa, thích thú với những thứ nhiều màu sắc, mới lạ

Mẹ nên chuẩn bị cho con những đồ ăn hút mắt, nhiều màu sắc và hình dáng đặc biệt để thu hút trẻ.

61 – 64 tuần tuổi

Bé dễ biếng ăn, lười ngủ, thường biết mèo nheo, làm nũng để được bố mẹ đáp ứng các nhu cầu.

Mẹ nên kỷ luật với con hơn, không nên đáp ứng tất cả nhu cầu của trẻ.

Biếng ăn sinh lý không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng với sức khỏe của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc hiệu quả, nó có thể khiến trẻ ngày càng biếng ăn hơn, khó tính và khó ngủ hơn.

3. Cách chăm sóc giúp trẻ nhanh hết biếng ăn sinh lý

Có nhiều cách chăm sóc để giúp trẻ mau hết biếng ăn sinh lý. Dưới đây là một số cách thông dụng mẹ có thể tham khảo nhé!

3.1. Đối với thức ăn

Thức ăn cho trẻ
Mẹ nên lựa chọn thức ăn chứa nhiều kẽm cho trẻ, vừa bổ sung dinh dưỡng vừa giúp bé ăn ngon

Đồ ăn hợp khẩu vị là điểm mấu chốt quyết định trẻ có hứng thú với các bữa ăn hay không. Do đó, mẹ nên:

  • Quan sát để làm những món phù hợp với khẩu vị trẻ, ưu tiên những món có màu sắc sặc sỡ, hình thù đặc biệt, dễ cầm nắm để thu hút trẻ.
  • Chia nhỏ các bữa cho trẻ, không nên bắt con ăn lượng đồ ăn lớn trong một bữa, sẽ khiến trẻ sợ ăn, chán ăn.
  • Đa dạng thực đơn mỗi ngày giúp trẻ sẽ không bị quá sợ hay ám ảnh món ăn nào đó.

3.2. Đối với tâm lý

Trẻ sẽ thích thú và có hứng ăn hơn nếu được mẹ cổ vũ và động viên. Do đó, mẹ nên:

  • Tạo ra không khí vui vẻ mỗi khi đến bữa ăn để cho trẻ thấy việc ăn cũng thú vị và bổ ích như khi trẻ tìm tòi mọi thứ.
  • Khuyến khích con tự ăn, để con tập cầm nắm. Mẹ đừng ngại khi đồ ăn dính bẩn ra bé. Vì như vậy mới khiến con cảm thấy thích thú, con thích ăn hơn.
  • Không nên sử dụng tivi hay điện thoại thông minh để dỗ trẻ ăn. Làm như vậy tuy có thể khiến trẻ ăn ngoan nhất thời, nhưng lại dễ hình thành thói quen xấu cho trẻ như: Bị lệ thuộc vào điện thoại mỗi khi ăn, hại mắt,…

3.3. Đối với trường hợp bé chỉ uống sữa, bỏ ăn

Đến độ tuổi ăn dặm, thức ăn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho trẻ. Lúc này, sữa chỉ đóng vai trò thứ yếu. Do đó, nếu trong giai đoạn này trẻ chỉ thích uống sữa mà bỏ ăn, mẹ có thể thử trộn ngũ cốc, hoa quả cắt miếng nhỏ cùng với sữa hoặc sữa chua cho bé ăn.

3.4. Đối với trẻ ăn ngậm, không chịu nuốt

Trẻ biếng ăn sinh lý hay ngậm
Với những trẻ hay ngậm thức ăn trong miệng, mẹ nên làm đồ ăn mềm, nhuyễn như bột, cháo, súp, mì, đồ ninh/ hầm,… để trẻ dễ ăn, dễ nuốt

Với những trẻ hay ngậm thức ăn trong miệng, mẹ nên làm đồ ăn mềm, nhuyễn như bột, cháo, súp, mì, đồ ninh/ hầm,… để trẻ dễ ăn, dễ nuốt. Đồng thời, mẹ có thể ăn cùng con, làm mẫu các động tác xúc ăn, nhai và nuốt rồi khuyến khích trẻ làm theo.

3.5. Đối với trẻ bỏ bữa

Việc duy trì giờ giấc mỗi bữa ăn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo thói quen tốt và tính kỷ luật cho trẻ. Do đó, nếu trẻ bỏ bữa, mẹ hãy mạnh dạn cất đồ ăn đi và duy trì các bữa còn lại đúng giờ. Nếu mẹ kiên quyết thực hiện đúng như vậy, thì đến bữa sau trẻ đói, trẻ sẽ tự ăn ngoan đúng giờ.

Tham khảo thêm các bài viết khác tại MamaA

3.6. Đối với bé nôn trớ khi ăn

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi thường hay bị trớ sau khi ăn do hệ tiêu hóa vẫn chưa hoàn thiện và ổn định. Ở thời điểm này, mẹ nên cho trẻ bú hoặc ăn ở mức vừa phải, không nên cho trẻ ăn quá no, để hạn chế nôn trớ.

Lưu ý: Mẹ nên để con ăn từng chút một, khuyến khích con nhai thật kỹ trước khi nuốt, hạn chế nô đùa hoặc quấy khóc khi ăn.

Nếu ngoài 1 tuổi mà trẻ vẫn thường xuyên nôn trớ sau khi ăn, mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để xem con có gặp vấn đề gì khác về đường ruột hay không.

Trẻ biếng ăn sinh lý nôn trớ
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi thường hay bị trớ sau khi ăn do hệ tiêu hóa vẫn chưa hoàn thiện và ổn định

4. Trẻ biếng ăn sinh lý kéo dài không khỏi có sao không?

Đa số các trường hợp, trẻ sẽ hết biếng ăn sinh lý sau một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu tình trạng biếng ăn sinh lý kéo dài mãi không khỏi, có thể trẻ đã gặp phải một số vấn đề như:

  • Trẻ gặp khó khăn khi nhai và nuốt: Mọc răng, sưng lợi, viêm amidan, viêm họng,… cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ khó nhai và khó nuốt, từ đó khiến trẻ chán ăn và lười ăn hơn.
  • Rối loạn tiêu hóa: Vì đường ruột chưa ổn định nên trẻ nhỏ thường bị đầy hơi, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy,… khiến việc tiêu hóa thức ăn bị ngưng trệ, trẻ khó chịu, chán ăn.
  • Nhiễm trùng: Hệ miễn dịch của trẻ còn non kém, nên dễ bị vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh như viêm đường hô hấp, rối loạn đường ruột,… Đồng thời, việc sử dụng kháng sinh liên tục cũng có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, gây ra những rối loạn tiêu hóa, trẻ sẽ biếng ăn hơn.
  • Nhiễm ký sinh trùng: Trẻ nhỏ thường có thói quen mút tay chân, bò đi khắp nơi, cầm nắm mọi thứ,… nên dễ bị nhiễm giun, sán. Các loại ký sinh trùng này vừa hút chất dinh dưỡng vừa gây rối loạn tiêu hóa khiến trẻ ốm mệt, gầy còm, chán ăn.

Như vậy, sẽ không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi: Trẻ biếng ăn sinh lý trong bao lâu vì phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nếu mẹ biết cách chăm sóc thì tình trạng này chỉ kéo dài 1 – 2 tuần. Trong trường hợp bé biếng ăn trên 1 tháng, mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị phù hợp.

Nếu chưa biết xử trí ra sao khi bé bị biếng ăn, mẹ hãy liên hệ Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Mẹ và Bé – MamaA tại website hoặc hotline 0389570519 để được đội ngũ dược sĩ giải đáp và tư vấn kịp thời.

5/5 (1 Review)