Trẻ biếng ăn đổ mồ hôi trộm có thể do thiếu chất, ít vận động, hoặc do hệ thần kinh chưa phát triển. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không và cách chăm sóc thế nào để cải thiện nhanh cho bé? Mẹ hãy tham khảo tư vấn của đội ngũ dược sĩ Mamaa trong bài viết dưới đây nhé!

1. Lý do khiến trẻ biếng ăn đổ mồ hôi trộm

Trẻ biếng ăn thường bị thiếu hụt những khoáng chất và vitamin cần cho sự phát triển của xương như canxi, kẽm, vitamin D,… dẫn đến tình trạng đổ nhiều mồ hôi trộm

Những trẻ biếng ăn, chán ăn thường xuyên gặp phải tình trạng đổ mồ hôi trộm. Điều này có thể do những nguyên nhân sau:

  • Trẻ đổ mồ hôi trộm do thiếu chấtTrẻ biếng ăn thường bị thiếu hụt những khoáng chất và vitamin cần cho sự phát triển của xương như canxi, kẽm, vitamin D,… Vì vậy trẻ dễ bị còi xương, mà một trong những biểu hiện của bệnh còi xương ở trẻ đó là đổ nhiều mồ hôi trộm. (xem chi tiết bài viết trẻ biếng ăn là thiếu chất gì hoặc bài viết trẻ biếng ăn thiếu vitamin gì)
  • Do trẻ ít ra ngoài, ít vận động: Ít cho bé vận động, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là nguyên nhân chính dẫn đến còi xương. Như đã đề cập ở trên, thì  đổ mồ hôi trộm là biểu hiện thường gặp của bệnh còi xương.
  • Do tăng nhiệt độ cơ thể: Bố mẹ thường quấn kỹ cho con, đặc biệt vào mùa đông vì nghĩ bé sẽ cảm nhận sự nóng/lạnh giống mình. Tuy nhiên, thân nhiệt của bé cao hơn người lớn. Nếu ba mẹ mặc ấm cho trẻ quá kỹ dễ làm thân nhiệt trẻ tăng lên, làm mất cân bằng dẫn đến đổ mồ hôi trộm.
  • Trẻ đổ mồ hôi trộm do hệ thần kinh của trẻ chưa ổn định: Khi trẻ còn nhỏ, hệ thần kinh thực vật điều khiển hệ thống bài tiết của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh. Nhất là những trẻ biếng ăn, dinh dưỡng bị thiếu hụt càng ảnh hưởng đến sự phát triển đầy đủ của hệ thần kinh, khiến trẻ hay bị đổ mồ hôi ngay cả những lúc không vận động nhiều, hoặc khi trời lạnh.

2. Trẻ biếng ăn đổ mồ hôi trộm có nguy hiểm không?

Trẻ biếng ăn có thể khiến trẻ mất đi nguồn dưỡng chất quý giá cho sự phát triển của những năm đầu đời. Khi biếng ăn, trẻ có nguy cơ cao thiếu hụt các khoáng chất và vitamin cần thiết gây ra nhiều bệnh lý như còi xương, chậm lớn, thị giác kém phát triển,… Không chỉ thể lực mà cả trí lực của trẻ cũng bị chậm phát triển, hệ miễn dịch của trẻ cũng yếu nên dễ mắc nhiều bệnh hơn.

Ngoài ra, biếng ăn có thể ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, khiến trẻ dễ bị rối loạn cảm xúc, thụ động,… lâu dần có thể dẫn đến bệnh tự kỷ.

Đổ mồ hôi là phương pháp quan trọng trong cơ chế điều hòa thân nhiệt của cơ thể. Nó góp phần duy trì nhiệt độ cơ thể trẻ ở mức bình thường. Tuy nhiên, nếu trẻ hay đổ mồ hôi trộm, đặc biệt là khi thời tiết lạnh có thể khiến trẻ bị cảm lạnh, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Đổ nhiều mồ hôi cũng khiến trẻ bị mất nước, muối lâu dần khiến trẻ mệt mỏi, suy nhược, càng chán ăn hơn.

3. Trẻ biếng ăn ra mồ hôi trộm thường kéo dài bao lâu?

Thông thường, biếng ăn ở trẻ nhỏ thường là biếng ăn sinh lý và thường sẽ kéo dài từ 2 đến 4 tuần, tùy cách mẹ chăm sóc bé.

Khi trẻ có dấu hiệu lười ăn hoặc chán ăn mẹ có thể sử dụng các biện pháp kích thích trẻ hứng thú với ăn uống, thay đổi thói quen ăn uống cũ,… hoặc mẹ có thể sử dụng thêm Siro Baby Plus giúp bé ăn ngon hơn, giảm biếng ăn, tăng cường tiêu hóa, hiệu quả chỉ sau 7 – 10 ngày.

Đối với tình trạng đổ mồ hôi trộm, thường sẽ không kéo dài lâu, nếu được điều trị đúng cách khoảng 2 – 5 ngày sẽ hết. Tuy nhiên, nếu ba mẹ không chú ý điều trị, để tình trạng này kéo dài lâu sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ

Mời bạn tham khảo thêm các bài viết khác:

4. Cách chăm sóc trẻ biếng ăn đổ mồ hôi trộm

Vấn đề chính mà các mẹ cần phải giải quyết là tình trạng biếng ăn ở trẻ. Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt là vitamin D không chỉ giúp “điều trị” chứng đổ mồ hôi trộm mà còn giúp con có được sự phát triển tốt nhất.

4.1. Đừng ép buộc bé phải ăn khi bé không muốn

ép buộc bé phải ăn khi bé không muốn
Sai lầm thường gặp của mẹ có con bị biếng ăn, lười ăn là thường cố ép con ăn vì sợ con không ăn sẽ thiếu chất

Sai lầm thường gặp của mẹ có con bị biếng ăn, lười ăn là thường cố ép con ăn vì sợ con không ăn sẽ thiếu chất. Biện pháp này không những không hiệu quả mà còn có thể phản tác dụng, khiến con càng sợ việc ăn uống hơn. Thay vào đó, mẹ có thể hỏi han, dành thêm thời gian chơi với con giúp con thoải mái tiếp cận bữa ăn hơn.

4.2. Tạo thực đơn với đa dạng các thức ăn

Trẻ nhỏ luôn hiếu kỳ với thế giới mới. Do đó, mẹ có thể thường xuyên thay đổi đa dạng các loại thức ăn, nhất là về màu sắc và hình dạng, kích thích thị giác của con, giúp con hứng thú với việc ăn uống hơn.

Khuyến khích con khám phá, ăn thử các loại thức ăn, tạo cho con cảm giác việc ăn uống như đang vui chơi,… không chỉ đẩy lùi tình trạng biếng ăn mà còn tốt cho sự phát triển thị giác và nhận thức của con. Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung những món con thích, con thường xuyên ăn sẽ giúp con ăn ngon miệng hơn mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng.

4.3. Luôn cho trẻ ăn đúng giờ và cho trẻ ăn cùng gia đình

cho trẻ ăn đúng giờ và cho trẻ ăn cùng gia đình
Việc tạo cho trẻ một thói quen ăn uống đúng giờ không chỉ giảm tình trạng biếng ăn mà còn giúp trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Việc tạo cho trẻ một thói quen ăn uống đúng giờ sẽ có lợi cho sức khỏe của trẻ. Không chỉ giảm tình trạng biếng ăn mà còn giúp trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Nên hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn vặt trước bữa ăn và không ăn trước bữa ăn chính 15-30 phút. Thêm vào đó, mẹ cũng nên cho trẻ ăn uống cùng lúc với cả nhà sẽ giúp trẻ tập trung vào ăn uống hơn.

Lưu ý: Trẻ nhỏ thường có thói quen bắt chước những hành động của người lớn nên mẹ cũng cần có thói quen ăn uống đúng giờ, không xem điện thoại, tivi khi ăn,… để con học tập theo.

4.4. Chia nhỏ khẩu phần ăn hàng ngày của con thành những bữa nhỏ

Nếu trẻ không tập trung ăn uống được lâu, lượng thức ăn trẻ ăn được mỗi bữa ít thì mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn của trẻ ra những thời gian nhất định. Tăng các bữa phụ cũng giúp lượng thức ăn con ăn mỗi ngày tăng lên nhưng cũng cần cách bữa ăn chính một khoảng thời gian nhất định.

Mẹ có thể cho trẻ ăn các thực phẩm có lợi cho sức khỏe của trẻ như trái cây, sữa chua,… vào các bữa phụ nhưng chỉ nên ăn vừa phải và không ăn hoặc uống quá nhiều nước, quá no sẽ ảnh hưởng đến bữa ăn chính của trẻ.

4.6. Bổ sung thêm dinh dưỡng vào các bữa ăn đặc biệt là Canxi, Vitamin D

Việc trẻ bị đổ mồ hôi trộm chủ yếu là do trẻ bị thiếu vitamin D, canxi, kẽm,…. Vậy nên mẹ cần chú ý bổ sung thêm vào các bữa ăn của trẻ để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho trẻ. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin D là cá hồi, cá trích, tôm, lòng đỏ trứng, nấm, sữa bò, sữa đậu nành,… Bạn cũng có thể cho trẻ uống bổ sung vitamin D vào  buổi tối sau khi ăn.

4.7. Phòng ngủ của trẻ phải luôn thông thoáng, tránh ra mồ hôi trộm

Phòng ngủ của trẻ phải luôn thông thoáng
Nếu phòng quá nóng hoặc bí bách, trẻ sẽ dễ bị đổ mồ hôi trộm hơn, dễ mắc các bệnh về hô hấp hơn

Phòng ngủ của trẻ cũng rất quan trọng với sức khỏe của trẻ. Nếu phòng quá nóng hoặc bí bách, trẻ sẽ dễ bị đổ mồ hôi trộm hơn, dễ mắc các bệnh về hô hấp hơn. mẹ nên lựa chọn cho trẻ phòng ngủ thông thoáng, mát mẻ, nếu có điều kiện có thể sử dụng máy lọc không khí để phòng của con luôn sạch sẽ, thoáng mát.

4.8. Nhiệt độ phòng ngủ phù hợp, tránh mồ hôi trộm

Hệ thần kinh thực vật của trẻ nhỏ còn chưa hoàn thiện nên trẻ nhạy cảm với nhiệt độ hơn chúng ta. Do đó mà bạn nên để nhiệt độ trong phòng của bé vào khoảng 26-28०C. Đây là nhiệt độ thích hợp để cơ thể trẻ chuyển hóa và điều nhiệt tốt nhất, giúp cơ thể bé cân bằng cả thể trạng và tinh thần, phòng tránh ra nhiều mồ hôi trộm.

4.9. Nên cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Việc hoạt động ngoài trời vừa giúp bổ sung vitamin D vừa giúp trẻ năng động, hoạt bát, thể trạng tốt hơn và cải thiện tình trạng ra mồ hôi trộm.

Vitamin D đặc biệt quan trọng với sự phát triển xương và răng chắc khỏe. Vì vậy mà mẹ nên chú ý cho con tiếp xúc với ánh nắng mặt trời lúc sáng sớm hoặc chiều muộn. Việc hoạt động ngoài trời vừa giúp bổ sung vitamin D vừa giúp trẻ năng động, hoạt bát, thể trạng tốt hơn và cải thiện tình trạng ra mồ hôi trộm.

Có thể bạn quan tâm

5. Trẻ biếng ăn đổ mồ hôi trộm khi nào cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ

Đổ mồ hôi tuy là hiện tượng sinh lý bình thường của trẻ nhưng nếu kéo dài cũng gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nếu thấy trẻ có các biểu hiện sau thì mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám:

  • Trẻ biếng ăn kéo dài trên 2 tuần
  • Trẻ sút cân nhanh hoặc không tăng cân trong 1 tháng
  • Trẻ thường mất ngủ, quấy khóc vào ban đêm
  • Run, ớn lạnh không đỡ, sốt cao,…

Hy vọng bài viết trên của MamaA đã giúp cho các mẹ biết thêm về 4 nguyên nhân và 9 giải pháp cho trẻ biếng ăn đổ mồ hôi trộm. Nếu còn băn khoăn, mẹ vui lòng liên hệ Trung tâm Chăm sóc sức khỏe Mẹ và bé MamaA tại website hoặc hotline 0389570519 để được tư vấn.

0/5 (0 Reviews)