Trẻ biếng ăn có phải thiếu kẽm và bổ sung kẽm thế nào là hợp lý và tốt cho con là vấn đề nhiều mẹ quan tâm. Theo các chuyên gia, thiếu kẽm có thể gây ra tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, sinh dục ở trẻ và nhiều vấn đề khác. Để hiểu kĩ hơn về vấn đề này, các mẹ cùng tham khảo bài viết dưới đây.
1. Thiếu kẽm là một trong những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn
Thiếu kẽm là một trong những nguyên nhân hay gặp khiến trẻ biếng ăn. Bình thường, các tế bào niêm mạc miệng hypoplasia đóng vai trò cảm nhận sự kích thích của thức ăn. Khi thiếu kẽm, sự cảm nhận này sẽ giảm đi, từ đó sẽ làm giảm hương vị thức ăn, khiến trẻ không còn cảm giác ngon miệng và thèm ăn.
Bên cạnh đó, Kẽm là một nguyên tố vi lượng cần thiết tham gia vào các chức năng miễn dịch, tiêu hóa, thần kinh, cơ xương. Kẽm còn tác động đến hoocmon tăng trưởng và hoocmon sinh dục. Việc thiếu hụt kẽm có thể dẫn đến tình trạng chậm phát triển thể chất, suy giảm hệ thống miễn dịch, thiểu năng sinh dục, ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ của trẻ.
Trẻ biếng ăn có phải thiếu kẽm? Có thể khẳng định, thiếu kẽm gây ảnh hưởng cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.
2. Trẻ biếng ăn, thiếu kẽm có những biểu hiện gì?
Biểu hiện dễ thấy ở những trẻ thiếu kẽm là trẻ chán ăn, ăn ít, giảm bú (với trẻ đang bú sữa mẹ), chậm phát triển thể chất, tình trạng suy dinh dưỡng từ nhẹ đến vừa, chiều cao của trẻ thấp hơn so với các bé cùng lứa,…
Những rối loạn do thiếu kẽm được thể hiện:
- Rối loạn tiêu hóa: Kẽm giúp kích thích hoạt động của hơn 100 enzyme tiêu hóa, giúp hấp thu và chuyển hóa các chất dinh dưỡng và các nguyên tố vi lượng khác, điều hòa vị giác. Khi thiếu kẽm, trẻ chán ăn, giảm ăn kéo dài; không ăn thịt cá; có tình trạng buồn nôn và nôn trong thời gian dài. Ngoài ra, thiếu kẽm còn có thể gây tiêu chảy kéo dài do liên quan đến hệ miễn dịch đường tiêu hóa, thức ăn không được hấp thụ, vi khuẩn có hại đường ruột tăng lên làm tăng nhu động ruột.
- Rối loạn thần kinh: Kẽm tham gia điều hòa các chất dẫn truyền thần kinh. Bình thường, nồng độ kẽm cao ở nhiều vùng của não như vỏ não,bó sợi rêu,…. Khi thiếu kẽm, sẽ gây ra các rối loạn như rối loạn giấc ngủ,đêm khó ngủ, hay thức giấc nhiều lần; đôi khi trẻ có thể có biểu hiện suy yếu hoạt động não bộ, mất điều hòa lời nói, rối loạn vị giác và khứu giác, tăng động,…
- Suy giảm miễn dịch: Kẽm có vai trò trong việc kích thích các yếu tố miễn dịch, đặc biệt là tế bào lympho B (một trong những yếu tố bảo vệ chính của cơ thể). Do đó, nếu không đủ kẽm, trẻ sẽ dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp (viêm mũi họng, viêm phế quản), da ( viêm da, mụn mủ), tiêu hóa; tình trạng nhiễm trùng tái nhiễm nhiều lần.
- Lâu lành vết thương, rụng tóc, móng giòn, dễ gãy: do kẽm phân bố vào da, móng, tóc, giúp chúng phát triển bình thường.
Có thể mẹ quan tâm: Kẽm hữu cơ Biolizin – Giải pháp vượt trội cho bé biếng ăn
3. Một số nguyên nhân khác cũng khiến trẻ biếng ăn
Ngoài thiếu kẽm thì trẻ biếng ăn còn do 1 số nguyên nhân như:
- Do bệnh lý: Khi trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe như sốt, cảm cúm, nhiễm trùng, nhiễm khuẩn/virus, rối loạn tiêu hóa, mọc răng…., cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi, khó chịu, có thể làm giảm hoặc mất vị giác, dẫn đến mất cảm giác thèm ăn.
- Do sinh lý: Ở thời kỳ chuyển giao giữa các giai đoạn như ăn dặm, tập nói, tập đi,… trẻ thường có những thay đổi về sinh lý dẫn đến biếng ăn, gọi là “Biếng ăn sinh lý”
- Do tâm lý: Bữa ăn của trẻ dài trên nửa tiếng, thực đơn các bữa ăn ít có sự thay đổi hay tâm lý trẻ bị ức chế do bị dọa dẫm, ép ăn ( dù trẻ chưa đói), quát mắng…. cũng làm giảm vị giác, chán ăn ở trẻ.
- Hệ tiêu hóa không khỏe mạnh: Việc mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột (do thiếu enzym ở trẻ nhỏ, sử dụng kháng sinh dài ngày) hoặc đồ ăn không phù hợp,.. cũng làm yếu hệ tiêu hóa của trẻ, gây biếng ăn.
- Thiếu chất dinh dưỡng: Để tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa dưỡng chất có trong thức ăn, có một vai trò không nhỏ của các vitamin và khoáng chất (sắt, magie, kẽm, các vitamin nhóm B, vitamin C…). Nếu thiếu đi các chất này, trẻ rất dễ chán ăn.
Có thể mẹ quan tâm:
- Trẻ biếng ăn khi mọc răng phải làm sao? 8 cách hết đau, ăn ngon
- Trẻ biếng ăn hay khóc đêm: Nguyên nhân & 5 cách giúp bé ăn ngon, ngủ ngon
- Trẻ biếng ăn buồn nôn: 7 nguyên nhân & 6 cách trị dứt điểm cho bé
4. Cách bổ sung kẽm chuẩn cho bé
Việc bổ sung kẽm cho trẻ là việc cần phải được thực hiện để trẻ có được một lượng kẽm đầy đủ, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển sau này. Dưới đây là các cách mà mẹ có thể tham khảo:
4.1. Bổ sung kẽm từ thực phẩm hàng ngày cho bé
Đây là nguồn bổ sung kẽm quan trọng nhất, dễ dàng và ổn định cho bé. Các loại thực phẩm có chứa hàm lượng kẽm cao, dễ kiếm như:
- Hàu: Hàu là một trong những loại hải sản chứa nhiều kẽm nhất, khoảng 5,3 mg/con cỡ vừa. Bên cạnh đó, hàu còn cung cấp nhiều protein, chất khoáng và vitamin như vitamin B12, vitamin D , sắt, selen..
- Cua và tôm hùm: Đây cũng là những loài hải sản chứa nhiều kẽm. Hơn nữa, chúng còn chứa nhiều canxi,rất tốt cho sự phát triển chiều cao của bé.
- Các loại đậu: Các loại đậu là nguồn bổ sung nhiều chất xơ, kẽm và protein thực vật cho trẻ. Và chúng cũng là cho bữa ăn của bé thêm nhiều màu sắc.
- Thịt đỏ và thịt gia cầm: Thịt lợn, bò, gà là các thực phẩm hết sức quen thuộc trong bữa ăn của người Việt. Các loại thịt này cung cấp nhiều kẽm và protein, dễ dàng chế biến thành nhiều món ngon cho bé.
- Các loại hạt: Hạt bí, hạt điều, lạc… cũng là một nguồn cung cấp một lượng kẽm đáng kể, Có thể rắc các hạt này vào các món như salad, súp,… giúp tăng thêm hương vị bữa ăn.
- Rau củ quả: Dù không phải là nguồn cung cấp kẽm dồi dào nhưng lượng kẽm từ rau củ cũng đóng góp vào lượng cần thiết cho nhu cầu hàng ngày. Hơn nữa, rau củ có nhiều chất xơ và các loại vitamin cần thiết cho bé. Một số loại rau củ chứa nhiều kẽm như khoai tây, cải xoăn, cải bó xôi,…
- Sữa và sản phẩm bơ sữa: Đây là nguồn cung cấp kẽm và nhiều loại dưỡng chất khác cho trẻ một cách dễ dàng. Không những vậy, kẽm trong sữa được hấp thu gần như tối đa.
4.2 Bổ sung kẽm từ siro ăn ngon baby plus
Trong mỗi gói Siro ăn ngon baby plus có chứa 20 mg Kẽm gluconate, giúp bổ sung lượng kẽm còn thiếu hụt trong bữa ăn của trẻ.
Bên cạnh kẽm, Siro ăn ngon baby plus còn có chứa các thành phần giúp bé ăn ngon khác như:
- Orafti P95 (Oligofructose – FOS): FOS có nguồn gốc từ thực vật, có tác dụng kích thích chọn lọc các lợi khuẩn như bifidobacteria trong ruột già, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng khả năng tiêu hóa, hấp thu các chất.
- Springer (chiết xuất nấm men): Củng cố hệ vi sinh trong đường ruột.
- Digezyme: Tập hợp các enzyme tiêu hóa giúp tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn đưa vào, đồng thời ngăn ngừa các triệu chứng khó chịu như tiêu chảy, đầy hơi, đau bụng.
- Colostrum (sữa non): Sữa non cung cấp chất dinh dưỡng và kháng thể tự nhiên, tạo nên hệ miễn dịch khỏe mạnh cho bé, giúp bé ngủ ngon, ăn ngon.
Siro Baby Plus được đóng gói thành từng gói nhỏ, tiện lợi cho các mẹ trong việc cho trẻ sử dụng.
Liều dùng cho trẻ sẽ khác tùy vào từng độ tuổi, cụ thể như sau:
- Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: Ngày uống 1 lần, mỗi lần uống 1 gói (10ml)
- Trẻ trên 3 tuổi đến 7 tuổi: Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 1 gói
- Trẻ trên 7 tuổi đến 1 tuổi: Ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 1 gói
- Trẻ từ 12 tuổi trở lên: Ngày uống 3 – 4 lần, mỗi lần uống 1 gói
5. Trẻ biếng ăn cần bổ sung kẽm trong bao lâu?
Đối với bổ sung từ thực phẩm hàng ngày: Đây là nguồn quan trọng, cần bổ sung hàng ngày để duy trì lượng kẽm đầy đủ cho bé, giúp bé phát triển khỏe mạnh và tự nhiên.
Đối với siro Baby plus: Liệu trình sử dụng thường là từ 2 đến 3 tháng.
Như vậy, Trung tâm chăm sóc sức khỏe mẹ và bé MamaA đã cùng các mẹ tìm hiểu trẻ biếng ăn có phải thiếu kẽm và các biện pháp giải quyết tình trạng này. Nếu còn băn khoăn, mẹ hãy liên hệ Trung tâm Chăm sóc sức khỏe Mẹ và bé MamaA tại website hoặc hotline 0389570519 để được tư vấn
Dược sĩ Phạm Trung – Dược sĩ Đại học Dược Hà Nội. Là dược sĩ có kiến thức chuyên môn sâu và nhiều kinh nghiệm trong tư vấn dược lâm sàng, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức cho khoẻ mẹ và bé, hiện đang đảm nhiệm vị trí tư vấn chuyên môn tại MamaA