Khi trẻ biếng ăn, mẹ không nên ép bé ăn vì việc ép trẻ ăn không có tác dụng lâu dài, đặc biệt là ép trẻ ăn thức ăn chúng không thích. Nói “ăn thêm một miếng nữa thôi” có vẻ vô hại, nhưng thực tế lại gây hại cho trẻ nhiều hơn bạn nghĩ. Trẻ biếng ăn có nên ép ăn không? Câu trả lời chắc chắn là KHÔNG. Để hiểu rõ hơn, bạn tham khảo bài viết sau!

1. Trẻ biếng ăn không nên ép trẻ ăn

Cha mẹ thường cảm thấy lo lắng khi con mình ăn ít, từ chối bữa ăn, hay còn gọi là biếng ăn. Thông thường, cha mẹ thường áp dụng áp lực, ép buộc để cố gắng bắt con ăn xong. Đó là một sai lầm, trẻ không nên bị ép ăn.

1.1. Ép trẻ ăn khiến trẻ càng trở nên biếng ăn hơn

mẹ ép trẻ ăn
Khi bố mẹ ép trẻ ăn, trẻ có thể chán ăn, cảm thấy ghét đồ ăn dẫn đến biếng ăn hơn

Khi bố mẹ ép trẻ ăn, trẻ có thể chán ăn, cảm thấy ghét đồ ăn dẫn đến biếng ăn hơn. Việc ép bé ăn chỉ có tác dụng ngay lúc đó, bé có thể sẽ ăn nhưng sẽ sợ ăn, biếng ăn hơn ở những lần tiếp theo.

1.2. Ép trẻ ăn có thể khiến trẻ bị ảnh hưởng tâm lý

Trẻ nhỏ nhạy cảm với những hành động của cha mẹ, chúng sẽ sợ khi mẹ mắng hoặc nổi giận. Khi ép trẻ ăn, nhiều mẹ tạo ra tâm lý bực tức, dữ dằn làm trẻ sợ và khóc, nhiều trẻ tâm lý sẽ bị ảnh hưởng đến khi lớn. Theo nhiều nghiên cứu, trẻ lớn lên sẽ trở thành hay căng thẳng, mệt mỏi, trầm cảm, hung hăng nếu từ nhỏ bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh.

Trẻ khóc khi bị ép ăn
Trẻ nhỏ nhạy cảm với những hành động của cha mẹ, chúng sẽ sợ khi mẹ mắng hoặc nổi giận

1.3. Ép trẻ ăn dễ hình thành thói quen không tốt cho trẻ

Thói quen của trẻ thường được tạo ra từ học hỏi, làm theo những người xung quanh. Khi  mẹ ép bé ăn, thái độ khó chịu và nghiêm khắc của mẹ có thể khiến bé hình thành thói quen xấu, đòi hỏi người khác phải tuân theo ý của mình.

1.4. Ép trẻ ăn khiến trẻ rất dễ bị thừa cân

Ép ăn trong trường hợp trẻ đã ăn đủ sẽ làm dư thừa, trẻ dễ bị tăng cân, đặc biệt với thức ăn từ thịt, sữa, tinh bột,… Trẻ bị ép ăn sẽ không phân biệt được cảm giác no hoặc đói, chỉ biết ăn theo mệnh lệnh của phụ huynh.

Trẻ bị ép ăn rất dễ thừa cân
Ép ăn trong trường hợp trẻ đã ăn đủ sẽ làm dư thừa, trẻ dễ bị tăng cân, đặc biệt với thức ăn từ thịt, sữa, tinh bột,…

1.5. Trẻ tiêu hóa chậm thức ăn

Trong trường hợp, trẻ biếng ăn, hay ngậm thức ăn, ăn chậm, mẹ bắt ép ăn nhanh hơn. Trẻ sẽ ăn nhanh hơn, nhưng không kịp nhai kỹ làm thức ăn khó tiêu hóa. Trẻ tiêu hóa chậm sẽ có biểu hiện đầy bụng, táo bón, buồn nôn,… có thể trẻ sẽ càng sợ ăn hơn, biếng ăn hơn.

1.6. Bé dễ mắc các bệnh lý về răng miệng và hô hấp

Trẻ bị ép ăn đồng nghĩa với việc trẻ chỉ nuốt thức ăn, không nhai kỹ, hệ răng của bé không được sử dụng mà vẫn phát triển, dẫn đến những vấn đề răng miệng. Răng không được dùng thường xuyên sẽ yếu hơn bình thường, dễ bị sâu và dễ rụng hơn.

Trong quá trình ăn, trẻ chỉ nuốt đồ ăn, dễ gây ra nôn. Nếu thức ăn nôn mắc vào hệ hô hấp như: Khí quản, mũi,… làm trẻ khó thở, trường hợp nguy hiểm dẫn đến nghẹn, ngừng hô hấp nếu không cấp cứu kịp thời.

Những nguy hiểm đối với trẻ bị ép ăn  một số không xảy ra ngay, nhưng lại ảnh hưởng đến tương lai của trẻ. Vậy làm thế nào để làm giảm hoặc không còn tình trạng ép ăn ở trẻ?

2. Vậy trẻ biếng ăn mẹ cần làm gì?

Trẻ biếng ăn không thể kéo dài, mà mẹ không nên ép trẻ ăn. Mẹ cần dành thời gian tìm hiểu tâm lý của trẻ và tìm ra cách khác thay vì ép ăn. Với trẻ mẹ luôn nhẹ nhàng và cũng cần cứng rắn để tạo thói quen tự giác cho trẻ. Nếu trẻ biếng ăn kéo dài, mẹ hãy xem ngay bài viết sau.

2.1. Cần xác định nguyên nhân trẻ biếng ăn

Một số nguyên nhân hay gặp ở trẻ như:

  • Biếng ăn do sinh lý: Trẻ bước vào giai đoạn biến đổi về thể chất như trẻ mọc răng, trẻ tập ăn dặm, trẻ tập đi,… hoặc thay đổi môi trường sống của trẻ như đi nhà trẻ. (xem thêm bài viết: trẻ biếng ăn là thiếu chất gì để hiểu rõ hơn)
  • Biếng ăn do bệnh lý: Khi trẻ sốt, tiêu chảy, vấn đề răng miệng,…. khiến trẻ mệt mỏi, không muốn ăn.
  • Biếng ăn do tâm lý: Trẻ cảm thấy sợ hãi mỗi khi ăn do bị mắng, thúc ép, buộc ăn nhiều,…

2.2. Học cách bỏ đói trẻ biếng ăn, để trẻ tự ăn

thời gian ăn cho bé
Đây là phương pháp từ các nước phương tây, hiện nay nhiều bà mẹ trẻ hay áp dụng

Đây là phương pháp từ các nước phương tây, hiện nay nhiều bà mẹ trẻ hay áp dụng. Mẹ có thể thực hiện từng bước, và lưu ý không để bỏ đói trẻ quá lâu, vẫn cung cấp đủ cho trẻ nước uống, trừ sữa. Mẹ có thể thực hiện như sau:

  • Giãn bữa ăn từ 30-50% khoảng cách giữa 2 thời điểm ăn. Ví dụ như bữa sáng lúc 8 giờ, thì bữa trưa lúc 11 – 12 giờ, bữa tối từ 6-7 giờ, hạn chế bữa phụ.
  • Để đồ ăn xung quanh khu vực chơi. Tăng tính tò mò và hứng thú với đồ ăn.
  • Chờ đến khi bé tự đói ăn. Với những bé từ 1 tuổi trở lên, đã biểu thị được cảm giác đói, mẹ có thể cho bé ăn khi bé đòi ăn.

2.3. Xây dựng thực đơn đa dạng cho bé

Mẹ không nên cho bé ăn một món duy nhất hoặc chế biến theo một cách. Nên đa dạng bữa ăn, và thay đổi thường xuyên, sẽ giúp bé thích thú với bữa ăn hơn, không cảm giác chán. Màu sắc của bữa ăn cũng kích thích bé ăn như: Màu cam, màu vàng, màu đỏ,… Mẹ có thể lên thực đơn theo tuần, để tránh lặp món ăn và đảm bảo dinh dưỡng cho bé.

2.4. Không để trẻ mất tập trung khi ăn

Nhiều mẹ có thói quen cho trẻ xem ti vi, điện thoại khi ăn, làm trẻ mất tập trung, dễ dàng bón và trẻ không quấy khóc khi ăn. Nhưng việc làm là sai, vì trẻ không tập trung nhai thức ăn, tập trung quá vào những vật di chuyển trên màn hình, không chú ý đến mùi vị của đồ ăn, chán ăn. Nên cho trẻ ăn ở nơi yên tĩnh hoặc cùng ăn với trẻ vừa dạy cho trẻ cách ăn và tạo liên kết với trẻ.

2.5. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ

tác dụng siro baby plus

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa giúp kích thích trẻ ăn ngon hơn, vì tạo ra nhiều vi khuẩn tiêu hóa có lợi, giảm các vấn đề tiêu hóa, bổ trợ cho tiêu hóa nhanh hơn. Một trong những sản phẩm hỗ trợ cho trẻ, Siro baby plus vừa có tác dụng giúp trẻ ăn ngon, đồng thời tăng cường sức đề kháng cho bé.

Siro baby plus có 3 thành phần đặc biệt gồm: Orafti P95 (Oligofructose – FOS), Digezyme và Springer O2O3. Giúp kích thích tiêu hóa, tăng cường hoạt động của enzym ruột, nâng cao miễn dịch, sức đề kháng cho bé.

Liều lượng sử dụng cho trẻ của Siro Baby Plus phù hợp cho từng độ tuổi của trẻ.

  • Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: uống 1 gói (10ml)/ 1 lần trong ngày
  • Trẻ từ 3 đến 7 tuổi: uống 1 gói/ 1 lần, ngày uống 2 lần
  • Trẻ trên 7 tuổi: uống 1 gói/ lần, ngày 3 lần

Mẹ nên cho trẻ uống hàng ngày sẽ giúp trẻ phát triển cả thể chất và não bộ.

Xem thêm

3. Giải đáp thắc mắc của mẹ khi có con biếng ăn

Biếng ăn gây ra nhiều vấn đề cho mẹ, nhiều mẹ muốn áp dụng cách để trẻ tự ăn khi đói, nhưng lại có thắc mắc trẻ nhịn ăn được bao lâu? Hay làm thế nào để bé cảm thấy đói? Dưới đây là một số câu trả lời mẹ có thể tham khảo.

3.1. Trẻ nhịn ăn được bao lâu?

Tùy vào độ tuổi và thể chất mà trẻ có thể nhịn ăn trong thời gian khác nhau. Thông thường với trẻ có thể trạng tốt nhịn ăn được khoảng 3-4 tiếng, nhưng có trẻ không chịu ăn trong vòng 5-6 tiếng. Do đó tối đa khoảng cách giữa các bữa ăn nên từ 3-4 tiếng, hạn chế bữa phụ với trẻ biếng ăn.

3.2. Phải làm sao khi bé không cảm thấy đói?

Nếu bé không thấy đói, mẹ hãy:

  • Cho bé hoạt động, vui chơi nhiều hơn để tiêu tốn năng lượng.
  • Hỏi bé những câu hỏi liên quan đến thức ăn để tăng tính tò mò.
  • Dùng hành động ăn uống để bé chú ý và muốn ăn đồ ăn giống mẹ.

Biếng ăn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mà làm cho mẹ mệt mỏi. Nhưng không vì quan tâm đến trẻ mà sử dụng cách ép trẻ ăn, điều này sẽ gây ra nhiều vấn đề khác cho trẻ, mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân và dùng cách nhẹ nhàng đề giúp trẻ ăn ngoan hơn mỗi ngày. Nếu cần tư vấn thêm về tình trạng biếng ăn của bé hay trẻ biếng ăn có nên ép ăn không, mẹ hãy liên hệ tới hotline 0389570519 để được MamaA tư vấn nhé!

0/5 (0 Reviews)