Trẻ biếng ăn buồn nôn khiến mẹ lo lắng, không biết tình trạng này có nguy hiểm không? Cách điều trị thế nào để bé nhanh khỏi? Tham khảo tư vấn của đội ngũ dược sĩ MamaA trong bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất!

1. Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn buồn nôn

trẻ biếng ăn buồn nôn
Đa số trẻ có tình trạng biếng ăn, chán ăn thường có tâm lý sợ hãi việc ăn uống, nhất là những trẻ thường xuyên bị bố mẹ ép buộc, la mắng khi ăn

Trẻ biếng ăn buồn nôn hoặc nôn không phải là một tình trạng hiếm gặp. Tình trạng này chủ yếu là do các nguyên nhân sau:

1.1. Buồn nôn do tâm lý của trẻ

Đa số trẻ có tình trạng biếng ăn, chán ăn thường có tâm lý sợ hãi việc ăn uống, nhất là những trẻ thường xuyên bị bố mẹ ép buộc, la mắng khi ăn. Ngoài ra các thay đổi về sinh lí cũng khiến trẻ chán ăn như mọc răng, đau răng, tập bò, tập đi,… Điều này khiến bé không muốn ăn, nhìn thấy đồ ăn là nôn hoặc buồn nôn. Tạo cho trẻ tinh thần thoải mái khi ăn là điều bố mẹ nên làm.

1.2. Buồn nôn do trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ thường non nớt và chưa hoàn chỉnh nên rất dễ bị rối loạn tiêu hóa. Thêm vào đó thức ăn đi vào cũng khiến trẻ khó chịu gây ra hiện tượng nôn trớ. Trong trường hợp này, mẹ tuyệt đối không nên cố ép trẻ ăn vì sẽ khiến tình hình nghiêm trọng hơn. Hãy đưa bé đi khám bác sĩ để được điều trị đúng cách.

1.3. Buồn nôn do trẻ mắc bệnh lý đường ruột

Nghiêm trọng hơn tình trạng rối loạn tiêu hóa, trẻ có thể mắc phải những bệnh lý về đường ruột khiến quá trình ăn uống của trẻ gặp khó khăn như chán ăn hoặc buồn nôn. Các bệnh lý đường ruột thường gặp ở trẻ nhỏ là tiêu chảy, tả, lỵ, viêm ruột, viêm dạ dày,…

1.4. Buồn nôn do trẻ biếng ăn có mắc thêm bệnh đường hô hấp

Trẻ biếng ăn hay buồn nôn hoặc nôn cũng có thể do đang mắc các bệnh về đường hô hấp nhất là các bệnh viêm đường hô hấp trên, ho có đờm,… Điều này làm cho trẻ khó chịu luôn chán ăn, quấy khóc thậm chí nôn, trớ,… Tình huống này gặp nhiều nhất khi trời trở lạnh hoặc chuyển mùa vì giai đoạn này có nhiều virus, vi khuẩn trong môi trường dễ gây hại cho bé.

1.5. Buồn nôn do trẻ bị táo bón

Khi bị táo bón trẻ cũng rất dễ bị chán ăn vì bụng trẻ luôn căng tức, khó chịu khi không đi đại tiện được. Tình trạng táo bón rất hay gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài hoặc có dấu hiệu khác thường mẹ nên cho trẻ điều trị sớm.

1.6. Buồn nôn do trẻ bị ép ăn quá no

Ăn quá no cũng có thể khiến trẻ buồn nôn hoặc nôn, do lượng thức ăn nhiều hơn dung tích chứa của dạ dày. Dạ dày của trẻ rất nhỏ, thêm vào đó các chức năng có thể chưa hoàn thiện. Vì vậy, mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều một lúc sẽ khiến trẻ buồn nôn, thậm chí nôn hết lượng thức ăn vừa ăn được.

1.7. Do tư thế ăn của trẻ

Nhiều bé được bố mẹ cho ăn trong tư thế: Nằm ăn, vừa ăn vừa xem TV, nô đùa, chạy nhảy,… Việc trẻ không tập trung lúc ăn uống không chỉ ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá mà còn dẫn đến việc chán ăn, lười ăn. Việc nằm ăn cũng rất dễ gây ra hiện tượng nôn, trớ,… nguy hiểm hơn, trẻ có thể bị sặc, ngạt hoặc bị thức ăn chặn đường thở.

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ biếng ăn buồn nôn, dễ nôn

Dấu hiệu nhận biết trẻ biếng ăn buồn nôn, dễ nôn
Từ chối thức ăn, ngậm, nhổ, không chịu nhai, nuốt thức ăn là dấu hiệu trẻ có thể nôn

Để nhận biết xem bé nhà mình có đang gặp tình trạng biếng ăn buồn nôn hay không, mẹ hãy chú ý đến những biểu hiện sau:

  • Trẻ quấy khóc, la hét, hờn dỗi khi chuẩn bị ăn cơm
  • Từ chối thức ăn, ngậm, nhổ, không chịu nhai, nuốt thức ăn
  • Chỉ ăn vài miếng rồi bỏ, không chịu ăn hết phần thức ăn hoặc chỉ ăn một số loại thức ăn nhất định
  • Thời gian ăn cơm của trẻ lâu hơn 30 phút
  • Khi ăn hoặc nhìn thấy thức ăn thường có biểu hiện buồn nôn hoặc nôn

Nếu trẻ có các dấu hiệu này, trước tiên mẹ tuyệt đối không nên cố ép con ăn mà hãy nhẹ nhàng nói chuyện với con, quan sát con để tìm ra nguyên nhân sau đó mới tìm các biện pháp giải quyết.

Có thể mẹ quan tâm:

Nếu con bạn vừa mới tiêm phòng xong hoặc chuẩn bị đi tiêm phòng, bạn cần tham khảo bài viết sau

3. Trẻ biếng ăn buồn nôn có nguy hiểm không? Bao lâu thì khỏi?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra biếng ăn buồn nôn ở trẻ mà mức độ ảnh hưởng và thời gian khỏi khác nhau.

Đối với các trường hợp biếng ăn buồn nôn do bệnh lý như rối loạn tiêu hóa, viêm nhiễm đường ruột, bệnh đường hô hấp,… sẽ nguy hiểm hơn tình trạng biếng ăn buồn nôn do sinh lí và cần điều trị ngay. Sau khi điều trị xong bệnh lý thì tình trạng biếng ăn, buồn nôn của trẻ cũng sẽ cải thiện nhanh chóng.

Đối với các trường hợp biếng ăn buồn nôn do sinh lí thì ít đáng lo hơn, mẹ chăm sóc tốt khoảng 7 – 10 ngày là khỏi. Trường hợp này mẹ nên cố gắng kiên nhẫn, động viên trẻ để trẻ nhanh khỏi hơn.

4. Cách xử lý khi trẻ biếng ăn bị nôn

Cách xử lý khi trẻ biếng ăn bị nôn
Để trẻ đỡ buồn nôn bạn có thể lấy một chiếc khăn quấn quanh cổ trẻ, vuốt xuôi lưng hoặc cổ trẻ

Nếu bé bị nôn, trớ khi ăn, mẹ có thể tham khảo cách xử lý sau:

  • Vệ sinh ngay khi trẻ bị nôn, trớ: Dùng khăn sạch ấm, ẩm, lau sạch cho trẻ. Để trẻ đỡ buồn nôn bạn có thể lấy một chiếc khăn quấn quanh cổ trẻ, vuốt xuôi lưng hoặc cổ trẻ. Thay, bỏ quần áo nếu trẻ nôn ra để tránh trẻ bị lạnh hoặc khó chịu.
  • Tuyệt đối không bế xốc trẻ ngay: Bế xốc trẻ sau khi nôn có thể khiến trẻ tiếp tục bị nôn, trớ, thậm chí có thể làm trẻ bị sặc. Hãy bế bé nhẹ nhàng, tiếp tục vuốt, xoa nhẹ vùng lưng cổ, nói chuyện hoặc dùng đồ chơi để trẻ phân tâm, quên đi cơn buồn nôn
  • Làm sạch khoang miệng cho trẻ: Sau khi nôn cổ họng và miệng bé sẽ rất khó chịu nên bạn hãy súc miệng và cho trẻ uống nước để bù lượng nước đã mất khi nôn. Bạn có thể sử dụng nước lọc, nước oresol, nước hoa quả,… tùy vào độ tuổi của trẻ.
  • Đặt bé nằm xuống nghỉ ngơi khi thấy bé đã ổn định: Sau khoảng 10-15 phút mà trẻ không có biểu hiện nôn, trớ tiếp thì bạn có thể đặt bé nằm nghỉ. Nên đặt bé nằm nghiêng và kê cao phần đầu trẻ để tránh bị sặc nếu trẻ nôn, trớ tiếp.

5. Cách chăm sóc để cải thiện tình trạng buồn nôn ở trẻ biếng ăn

Chăm sóc đúng cách sẽ giúp bé cải thiện biếng ăn nhanh hơn. Mẹ tham khảo những cách sau:

5.1. Cần cho bé có tư thế ăn đúng để tránh buồn nôn

cho bé có tư thế ăn đúng
Đối với các trẻ đã ăn bột mẹ nên tập cho bé thói quen ngồi ăn ngay ngắn, không nằm hay đùa nghịch khi ăn

Tư thế ăn đúng vừa có lợi cho tiêu hoá của trẻ vừa ngăn chặn tình trạng nôn, trớ:

  • Đối với các trẻ đang bú mẹ: Khi cho trẻ bú nên để nửa thân trên của trẻ cao hơn, chia nhỏ lượng bú mỗi ngày của trẻ, không nên cho trẻ bú quá nhiều một lần. Bế nhẹ nhàng trẻ ít nhất 15 phút sau khi bú xong, không đặt trẻ nằm hoặc để trẻ đùa nghịch ngay sau khi bú.
  • Đối với các trẻ đã ăn bột: Tập cho bé thói quen ngồi ăn ngay ngắn, không nằm hay đùa nghịch khi ăn. Có thể sử dụng ghế ngồi ăn có đai cho trẻ.

5.2. Điều trị các bệnh lý liên quan của trẻ gây biếng ăn, buồn nôn

Nếu trẻ đang gặp phải các bệnh lý liên quan, mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

5.3. Chia nhỏ các bữa ăn cho trẻ

Trẻ biếng ăn thường không tập trung ăn uống được lâu và lượng thức ăn bé ăn được ít. Do đó, bạn nên chia nhỏ các bữa ăn của bé để bé ăn được nhiều hơn, tránh tình trạng ăn quá no một lần. Ngoài ra bạn cũng nên thường xuyên thay đổi đa dạng thực đơn cho trẻ, trình bày các món ăn vui nhộn hơn để giúp trẻ hứng thú với ăn uống.

5.4. Không ép trẻ ăn

Hầu hết, các mẹ thường mắc sai lầm này khi con lười ăn, chán ăn. Việc cố ép con ăn không những không hiệu quả mà còn có thể phản tác dụng, khiến con càng sợ việc ăn uống hơn, khó chịu, thậm chí nôn hết thức ăn ra. Mẹ cần cố gắng kiên nhẫn với con, tuyệt đối không nên ép con ăn khi con không muốn, không la hét, đánh mắng con khi con không ăn.

5.5. Bổ sung chất xơ giúp trẻ đi đại tiện dễ dàng hơn

Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn yếu và rất nhạy cảm nên dễ bị táo bón. Hãy thêm vào khẩu phần ăn của trẻ các thực phẩm chứa nhiều chất xơ để trẻ dễ tiêu hóa và phòng tránh táo bón. Khi trẻ không khó chịu vì bị táo bón, việc ăn uống có thể sẽ dễ dàng hơn đấy!

5.6. Cho trẻ sử dụng sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa

Hiện nay có rất nhiều các sản phẩm men vi sinh, men tiêu hóa, vi chất dinh dưỡng,… giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa cho trẻ nhỏ. Trong đó phải kể đến sản phẩm Siro Baby Plus với thành phần nổi bật là hệ chất xơ FOS, Lysine HCl, chiết xuất nấm men, và nhiều thành phần có lợi khác giúp bé ăn ngon hơn, cải thiện tình trạng biếng ăn, tăng cường tiêu hóa, hiệu quả chỉ sau 7 – 10 ngày.

tác dụng siro baby plus
Siro Baby Plus với thành phần nổi bật là hệ chất xơ FOS, Lysine HCl, chiết xuất nấm men, và nhiều thành phần có lợi khác giúp bé ăn ngon hơn, cải thiện tình trạng biếng ăn, tăng cường tiêu hóa, hiệu quả chỉ sau 7 – 10 ngày

Sản phẩm hiện có bán trên website Trung tâm chăm sóc sức khỏe mẹ và bé MamaA với giá thành tốt nhất, sản phẩm chính hãng.

Hy vọng bài viết trên của MamaA đã giúp cho mẹ biết thêm về 7 nguyên nhân & 6 cách điều trị dứt điểm trẻ biếng ăn buồn nôn. Nếu mẹ có thắc mắc hoặc cần cung cấp thêm bất cứ thông tin nào về tình trạng biếng ăn cũng như nôn, trớ ở bé, mẹ hãy liên hệ Trung tâm Chăm sóc sức khỏe Mẹ và bé MamaA tại website hoặc hotline 0389570519 để được tư vấn.

0/5 (0 Reviews)