Trẻ 1 tuổi biếng ăn hay ngậm đồ ăn trong miệng trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé, khiến bé biếng ăn, chậm lớn,… Vậy nguyên nhân do đâu và cách điều trị thế nào? Mẹ hãy tham khảo tư vấn của đội ngũ dược sĩ Mamaa trong bài viết dưới đây nhé!
1. Nguyên nhân trẻ 1 tuổi biếng ăn hay ngậm
Hầu hết trẻ nhỏ đều trải qua một hoặc nhiều giai đoạn chán ăn, lười nhai, nuốt. Tình trạng này cũng thường gặp nhiều ở trẻ 1 tuổi do các nguyên nhân sau:
1.1. Trẻ hay ngậm do đang ở độ tuổi mọc răng
Ở độ tuổi này, các răng cửa, răng hàm sữa của trẻ bắt đầu mọc khiến con quấy khóc, khó chịu. Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, chán ăn, hay ngậm thức ăn,…
Khi mọc răng, nhất là khoảng 3-5 ngày trước khi răng nhú, trẻ sẽ rất khó chịu, chảy nhiều nước dãi, đau nhức nướu, sốt nhẹ,… làm cho trẻ ăn uống kém, thậm chí bỏ ăn.
Tuy nhiên, tình trạng này thường ít đáng lo và không kéo dài lâu, nên cha mẹ chị cần chú ý tìm các biện pháp giúp trẻ bớt khó chịu khi răng nhú, mọc.
1.2. 1 tuổi trẻ dễ bị biếng ăn sinh lý hoặc bệnh lý
1 tuổi là giai đoạn trẻ có nhiều thay đổi và hoàn thiện các chức năng của các cơ quan trong cơ thể nên cũng có nhiều biến đổi về tâm lý khiến trẻ lười ăn uống hơn. Điển hình là lúc trẻ tập đi, tập nói,… rất hiếu kỳ với thế giới xung quanh nên có thể xao nhãng việc ăn uống.
Ngoài ra, việc thiếu dinh dưỡng ở các giai đoạn trước cũng có thể khiến trẻ luôn mệt mỏi, chán ăn,… dẫn đến tình trạng biếng ăn sinh lý.
Ngoài việc thay đổi về sinh lý, trẻ 1 tuổi cũng rất dễ mắc phải chứng biếng ăn do bệnh lý do hệ miễn dịch còn non nớt. Các bệnh lý như rối loạn tiêu hóa, bệnh đường ruột, viêm amidan, cam miệng, bệnh đường hô hấp, nhiễm khuẩn,… rất dễ mắc phải , làm ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ.
1.3. Trẻ 1 tuổi biếng ăn hay ngậm do tâm lý
Trẻ 1 tuổi đã bắt đầu quan sát, tìm hiểu xung quanh nên tâm lý thường rất nhạy cảm. Trẻ sẽ thường la hét, quấy khóc khi có bất cứ điều gì bé không thích. Việc ăn uống cũng tương tự, trẻ có thể từ chối ăn hoặc ngậm thức ăn không chịu nhai nuốt, cho dù đó là món ăn trẻ đã từng rất thích ăn.
Đây chỉ là các hành vi do tâm lý đọc tuổi của trẻ, nên cha mẹ không cần quá lo lắng. Hãy lắng nghe, tương tác và cho con tự chủ động ăn nếu con muốn.
1.4. Trẻ hay ngậm do thực đơn của mẹ quá nhàm chán
Thực đơn nhàm chán cũng là một nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn hay ngậm. Thức ăn lặp lại, thiếu hấp dẫn hoặc không phù hợp với độ tuổi khiến trẻ rất dễ chán ăn, không chịu ăn hoặc không chịu nhai, nuốt. Do đó, mẹ nên xem lại thực đơn để biết con có biếng ăn vì nguyên nhân này hay không.
1.5. Do thức ăn xay quá nhuyễn, bé lười nhai
Sai lầm này rất dễ gặp do cha mẹ không để ý hoặc thiếu hiểu biết. Trẻ 1 tuổi thường đã mọc răng cửa và bắt đầu mọc răng hàm sữa nên nếu cha mẹ cứ cho trẻ ăn thức ăn xay quá nhuyễn sẽ khiến bé lười nhai, hay ngậm thức ăn không nuốt.
Ngoài ra, nếu bé không chịu nhai thì hệ tiêu hóa có thể không được kích thích để tiết ra men tiêu hóa sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng của trẻ.
1.6. Do trẻ bị 1 tuổi hay ngậm do bị phân tâm khi ăn
Đang trong độ tuổi hiếu kỳ với thế giới xung quanh nên trẻ thường dễ bị phân tâm hoặc mải chơi quên ăn uống. Đồ chơi, điện thoại, tivi hay bất cứ thứ gì lạ đều làm cho trẻ tò mò và muốn khám phá.
Thậm chí nhiều bậc cha mẹ còn sử dụng chúng như một biện pháp để trẻ chịu ăn cơm. Điều này không chỉ làm trẻ lười ăn mà còn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
2. Trẻ 1 tuổi biếng ăn hay ngậm có nguy hiểm không? Kéo dài lâu không?
Trẻ 1 tuổi biếng ăn hay ngậm tùy thuộc vào nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn hay ngậm mà mức độ ảnh hưởng và thời gian khỏi khác nhau. Hầu hết các trường hợp thường không nguy hiểm và cũng dễ điều trị.
Tuy nhiên, nếu cha mẹ không tìm hiểu kỹ nguyên nhân, để tình trạng đó kéo dài quá lâu cũng có khiến bé bị suy dinh dưỡng, thiếu chất, chậm phát triển.
Tùy từng trường hợp, nếu chăm sóc đúng cách thì sau một thời gian là khỏi:
- Đối với mọc răng: Có thể khỏi sau khoảng 1 tuần, sau khi răng trẻ đã nhú được 3-7 ngày thì tình trạng biếng ăn sẽ tự hết
- Đối với biếng ăn do sinh lý, bệnh lý: Lâu hơn, có thể 3 – 4 tuần. Sau khi điều trị xong nguyên nhân gây biếng ăn thì tình trạng biếng ăn, ngậm thức ăn của trẻ cũng sẽ cải thiện.
Tham khảo thêm các sản phẩm khác tại MamaA
- Có nên cho trẻ biếng ăn uống B1? 7 cách bổ sung B1 chuẩn
- Trẻ biếng ăn đổ mồ hôi trộm: 4 nguyên nhân & 9 cách chăm sóc cho bé
- Thiếu vitamin D trẻ biếng ăn: Dấu hiệu và 8 giải pháp cho mẹ
3. Cách chăm sóc cho trẻ 1 tuổi biếng ăn hay ngậm
Nếu bé nhà bạn bị biếng ăn, hay ngậm thức ăn, bạn có thể tham khảo các giải pháp sau đây:
3.1. Xem lại cách chế biến món ăn cho bé
Hãy loại bỏ nguyên nhân do thực đơn nhàm chán, không phù hợp khi trẻ biếng ăn bằng cạc kiểm tra lại đồ ăn của trẻ. Thường xuyên thay đổi cách chế biến, cách trình bày, loại thức ăn để trẻ luôn hứng thú với việc ăn uống.
Lựa chọn thức ăn và cách chế biến phù hợp với độ tuổi của trẻ cũng rất quan trọng. Hãy đảm bảo rằng thức ăn của con luôn phù hợp và đủ dinh dưỡng để con ăn ngon và khỏe mạnh.
3.2. Không ăn rong, không tivi, Ipad khi cho bé ăn
Trẻ rất dễ bị xao nhãng bởi đồ chơi. điện thoại, ipad, tivi,… khi ăn, lâu dần hình thành thói quen xấu. Vì vậy mà cha mẹ không nên để các thiết bị điện tử, đồ chơi gần con lúc ăn uống và tuyệt đối không cho con ăn rong.
Cố gắng cho trẻ tập trung lúc ăn và chỉ nên giới hạn thời gian ăn của trẻ dưới 30 phút. Nếu có thể hãy cho trẻ ăn cùng với cả nhà để bé tập trung hơn.
3.3. Không nên ép trẻ phải ăn
Hầu hết cha mẹ có con biếng ăn thường mắc một sai lầm là cố ép buộc trẻ ăn. Việc cố ép con ăn không những không hiệu quả mà còn có thể phản tác dụng, khiến con càng sợ việc ăn uống hơn, khó chịu, ăn “chống đối”, ngậm thức ăn,… Trẻ 1 tuổi thường bắt đầu có xu hướng muốn tự ăn nên cha mẹ có thể cho con tự xúc.
Dù ban đầu có thể sẽ vương vãi hoặc rơi, đổ đồ ăn nhiều nhưng cha mẹ tuyệt đối không nên la mắng, cáu giận mà hãy để con tự quen dần thì việc sẽ hào hứng với việc ăn uống hơn, việc nhai nuốt sẽ dễ dàng hơn.
3.4. Không cho trẻ ăn vặt trước khi ăn
Hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn vặt trước bữa ăn và sắp xếp các bữa phụ cách bữa chính ít nhất 1 giờ. Việc trẻ đã ăn đồ ăn trước bữa ăn khiến trẻ chán, không muốn ăn thêm nên thường có biểu hiện ngậm thức ăn, không nhai, nuốt.
3.5. Cho trẻ sử dụng sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa uy tín
Ngoài các biện pháp kể trên, cha mẹ cũng có thể cho trẻ sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa như Siro Baby Plus. Với thành phần nổi bật là Orafti P95 (Oligofructose – FOS), Digezyme, Springer O2O3,… siro Baby Plus có tác dụng kích thích trẻ ăn ngon miệng, tăng cường hấp thu dinh dưỡng, hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa các rối loạn đường ruột,…
Siro Baby Plus cũng là sản phẩm siro ăn ngon duy nhất trên thị trường chứa thành phần Colostrum – Sữa bò non giúp tăng sức đề kháng tự nhiên cho trẻ, hỗ trợ ăn ngon, ngủ ngon từ bên trong. Siro Baby Plus có thể dùng cho trẻ 1 tuổi với liều lượng 1 gói (10ml)/ ngày. sử dụng trực tiếp hoặc pha chung với sữa hoặc bột.
3.6. Cho trẻ đi khám bác sĩ
Bé biếng ăn hay ngậm tuy không phải tình trạng nguy hiểm nhưng nếu kéo dài lâu sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Để tìm hiểu rõ nguyên nhân, cha mẹ có thể đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám chính xác. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng thuốc khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ, chưa biết rõ nguyên nhân.
Hầu hết trẻ nhỏ đều trải qua những giai đoạn biếng ăn, lười ăn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hy vọng bài viết trên của MamaA đã giúp mẹ biết cách xử trí khi trẻ 1 tuổi biếng ăn hay ngậm. Nếu còn băn khoăn, mẹ vui lòng liên hệ Trung tâm Chăm sóc sức khỏe Mẹ và bé MamaA tại website hoặc hotline 0389570519 để được tư vấn.
Dược sĩ Phạm Trung – Dược sĩ Đại học Dược Hà Nội. Là dược sĩ có kiến thức chuyên môn sâu và nhiều kinh nghiệm trong tư vấn dược lâm sàng, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức cho khoẻ mẹ và bé, hiện đang đảm nhiệm vị trí tư vấn chuyên môn tại MamaA