Tình trạng tiết sữa non gặp phổ biến ở phụ nữ mang thai từ tháng thứ 7 cho đến khi sau sinh một vài ngày. Việc sữa non tiết ra quá nhiều khiến cho nhiều bà mẹ cảm thấy lo lắng về sức khỏe của bản thân cũng như sự an toàn của thai nhi. Vậy sữa non ra nhiều có sao không? Cùng theo dõi tư vấn của dược sĩ Mamaa trong bài viết dưới đây!

1. Sữa non ra nhiều, mẹ nên đi khám bác sĩ

Sự khác biệt giữa sữa non và sữa thường
Sự khác biệt giữa sữa non và sữa thường

Từ tháng thứ 7 của thai kỳ, hormone kích thích tiết sữa – prolactin bắt đầu hoạt động, kích thích tuyến vú tiết ra những giọt sữa đầu tiên gọi là sữa non. Sữa non có màu vàng đặc, hơi quánh và dính. Lượng sữa non cơ thể mẹ tiết ra nhiều nhất thường là 3-5 ngày sau khi sinh, cung cấp lượng dinh dưỡng và kháng thể tuyệt vời cho trẻ.

Trong giai đoạn trước khi sinh, lượng sữa non tiết ra thường không nhiều, nhỏ giọt với thể chất đặc quánh. Nếu như lượng sữa non tiết ra gây nên cảm giác không thoải mái, bạn có thể sử dụng thêm tấm lót bên trong áo ngực để thấm bớt lượng sữa này.

Trong trường hợp lượng sữa tiết ra quá nhiều, kèm theo một số triệu chứng bất thường khác trên cơ thể như đau bụng, chảy máu âm đạo thì bạn cần hết sức lưu ý và tốt nhất nên đi khám hoặc xin ý kiến từ các bác sĩ, hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra.

2. Một số dấu hiệu bất thường khác của sữa non mẹ cần đi khám ngay

dấu hiệu bất thường khác của sữa non
Bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào trong quá trình mang thai người mẹ đều cần hết sức lưu ý

Bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào trong quá trình mang thai người mẹ đều cần hết sức lưu ý. Nhiều khi các bất thường này chỉ là những thay đổi bình thường trong cơ thể người mẹ theo từng giai đoạn của thai kỳ, xong cũng có thể là các dấu hiệu cảnh báo về các nguy cơ có thể xảy ra cho mẹ và bé.

  • Sữa non tiết quá sớm: Bạn cần đặc biệt lưu ý khi nhận thấy tình trạng tiết sữa non quá sớm ở người mẹ (trong khoảng 5 tháng đầu thai kỳ). Hiện tượng này xảy ra thường do sự thay đổi bất thường hàm lượng các loại hormon sinh dục trong cơ thể, là dấu hiệu cảnh báo về nguy cơ sảy thai, thai chết lưu hay sinh non.
  • Trong sữa non có lẫn máu: Trong giai đoạn cuối của thai kỳ, hệ thống các mạch máu ở tuyến vú tăng sinh một cách nhanh chóng, một số mạch máu phát triển chưa hoàn thiện có thể gây thoát mạch, làm xuất hiện máu bên trong sữa non. Đây là hiện tượng bình thường, các bà mẹ không nên quá lo lắng. Tuy nhiên nếu nhận thấy lượng máu tiết ra ở trong sữa quá nhiều, bạn cần liên hệ ngày tới các chuyên gia y tế để được hỗ trợ kịp thời.
  • Sữa non có màu bất thường: Xem chi tiết tại đây

3. Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc bầu ngực khi sữa non ra nhiều

Vào giai đoạn cuối của thai kỳ, dưới sự kích thích đồng thời từ các hormon tuyến yên, estrogen, progesteron và prolactin, tuyến vú của mẹ sẽ thay đổi kích thước đáng kể, núm vú to ra, dần chuyển màu đen hơn, bắt đầu tiết ra những giọt sữa non đầu tiên để chuẩn bị bước sang giai đoạn mới, giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ.

chăm sóc bầu ngực khi sữa non ra nhiều
Không nặn ngực để sữa chảy ra nhanh hơn vì nếu nặn sai cách có thể gây ra tình trạng sưng, viêm, nhiễm trùng tuyến vú

Kích thước tuyến vú tăng quá nhanh thường gây nhiều khó chịu cho người mẹ, đặc biệt là khi sữa non tiết ra quá nhiều, do đó mẹ bầu cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Chọn áo lót bằng chất liệu cotton, mềm, thoáng và thoải mái. Hạn chế tối đa các loại áo bó sát, chật chội so với kích thước tuyến vú, chúng có thể gây ra các cơn đau, tức dữ dội vùng ngực của bạn.
  • Thường xuyên vệ sinh bầu ngực bằng nước ấm và khăn bông mềm, mát xa nhẹ nhàng bầu ngực cho máu lưu thông được tốt hơn. Không nên sử dụng các loại xà bông, sữa tắm có tính kiềm cao khi vệ sinh ngực do phần da này tương đối nhạy cảm, có thể gây ra các phản ứng dị ứng.
  • Thay áo lót thường xuyên do áo lót ẩm ướt thường làm cho mẹ cảm thấy khó chịu, đồng thời là môi trường thuận lợi cho các loại vi sinh vật phát triển.
  • Không nặn ngực để sữa chảy ra nhanh hơn vì nếu nặn sai cách có thể gây ra tình trạng sưng, viêm, nhiễm trùng tuyến vú. Đồng thời khi tuyến vú bị kích thích liên tục có thể làm xuất hiện các cơn co tử cung, gây chuyển dạ sớm.

Xem tất tần tật về sữa non ở phụ nữ mang thại tại bài viết sau.

Thông qua bài viết ta có thể thấy, sữa non ra nhiều có sao không còn tùy thuộc vào lượng sữa ấy nhiều đến mức nào, diễn ra trong giai đoạn nào của thai kỳ và các bất thường kèm theo trên cơ thể. Trong trường hợp trong sữa có máu hay đi kèm với đau bụng, chảy máu âm đạo, mẹ cần đi khám ngay để được bác sĩ tư vấn, xử trí mẹ nha!

0/5 (0 Reviews)