Hiện tượng tiết sữa non ở phụ nữ mang thai thường bắt đầu bằng việc “ đầu ti” có gợn trắng trông giống như mụn và sữa sẽ xuất hiện trong vòng vài ngày hoặc 1 tuần sau đó. Tuy nhiên, ở một số mẹ, nhất là những mẹ mang thai lần đầu không biết sữa non là gì, có giá trị dinh dưỡng như thế nào, việc tiết sữa non trong thai kỳ có ảnh hưởng gì đến bản thân và em bé không.
Thấu hiểu được tâm lý đó, trong bài viết này, Trung tâm chăm sóc sức khỏe – MamaA sẽ cung cấp đến mẹ tổng hợp 4 điều phải biết về sữa non ở mẹ bầu.
1. Tìm hiểu về sữa non ở phụ nữ mang thai
1.1. Sữa non ở mẹ bầu là gì?
Sữa non là thức ăn đầu đời cho trẻ sơ sinh (tên khoa học gọi là Colostrum). Đây là một loại sữa mẹ đặc biệt, xuất hiện vào cuối thời kỳ mang thai qua tuyến vú của người mẹ và có nhiều ở hai ngày đầu sau khi sinh con.
1.2. Sữa non ở mẹ bầu có màu gì?
Màu của sữa non tùy thuộc vào cơ thể của từng người. Thông thường, sữa non có màu trắng đục, màu cam, màu vàng, vàng nhạt và đôi khi là trong suốt.
1.3. Sữa non ở phụ nữ mang thai có mùi gì?
Sữa non có mùi thơm rất đặc trưng, tương tự như sữa mẹ đang cho con bú.
1.4. Vị của sữa non
Sữa non có vị mặn – ngọt, cảm giác ngậy ngậy.
1.5. Thể chất của sữa non
Sữa non thường đặc và hơi dính và sữa sẽ trở nên loãng dần sau khi sinh con.
Lưu ý: Nếu sữa non đã vắt ra ngoài và lưu trữ ngoài môi trường, hương thơm và mùi vị của sữa cũng bị biến đổi, có thể tanh, nồng hoặc chua hơn lúc ban đầu.
2. Sữa non ở phụ nữ mang thai – siêu dinh dưỡng cho bé yêu
Giúp bé tăng cường miễn dịch: Với hàm lượng kháng thể lớn, giúp bé tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch hiệu quả gấp nhiều lần so với các loại sữa thông thường, hoàn toàn phù hợp với sức đề kháng của
Giúp bé phát triển não bộ toàn diện do chứa với nhóm chất ganglioside. Không chỉ giúp bé tăng cường trí não mà còn giúp bé cải thiện tiêu hóa, ăn ngon, ngủ ngon
Chính vì vậy sữa non ở phụ nữ mang thai là nguồn sữa rất quan trọng đối với bé, mẹ cần biết tận dụng để bé được phát triển toàn diện. Vậy làm sao để nhận biết mẹ sắp ra sữa non, hãy theo dõi ngay dưới đây.
3. Dấu hiệu nhân biết sữa non ở phụ nữ mang thai
Dấu hiệu nhân biết sữa non ở phụ nữ mang thai mẹ phát hiện thông qua các triệu chứng như:
- Đầu ti bắt đầu xuất hiện những đốm trắng nhỏ li ti như mụn cơm
- Ngực mẹ cảm thấy căng cứng và đau, điều này khiến mẹ cảm thấy vô cùng ngứa ngáy và khó chịu.
- Đầu ti mẹ cảm thấy ẩm ướt, thấm ướt áo ngực
4. Sữa non ở phụ nữ mang thai xuất hiện khi nào?
Sữa non khi nào có? Sữa non hình thành ở phụ nữ mang thai khi đang ở trong tháng thứ 7 của thai kỳ (khoảng 24- 28 tuần) cho đến khi sinh.
Sữa non có thể xuất hiện từ khi mới hình thành nhưng thường rất ít và khó phát hiện. Sữa non xuất hiện nhiều trong vòng 48h đầu sau khi sinh. Vì vậy, mẹ mang thai ở tháng thứ 7 mà vẫn chưa có sữa non thì cũng không vội lo lắng vì sữa non chỉ được tiết ra nhiều khi bé bú sớm ngay sau khi sinh. Khi bé bú, tuyến vú hoạt động sẽ kích thích sữa về nhiều và liên tục.
Để biết sữa non khi nào có, có thể tham khảo dấu hiệu nhận biết phụ nữ bị ra sữa non khi mang thai sau đây:
- Mẹ có cảm giác ngực căng cứng và đau, xuất hiện ở đầu ti những gợn trắng, giống như mụn. Dấu hiệu này có nghĩa là mẹ chuẩn bị tiết sữa non.
- Khoảng một vài ngày sau đó hoặc 1 tuần, mẹ mới xuất hiện dấu hiệu tiết sữa thật sự..
5. 3 dấu hiệu nhận biết sữa non bất thường ở phụ nữ mang thai
5.1. Hiện tượng ra sữa non ở bà bầu vào tháng thứ 5, 6 của thai kỳ
Thông thường sữa non sẽ hình thành vào khoảng tháng 7 của thai kỳ và tiết rất ít tại thời điểm đó. Tuy nhiên, ở một số trường hợp xảy ra hiện tượng ra sữa non ở bà bầu ở tháng thứ 5 hoặc tháng thứ 6. Điều này không quá bất thường nên các mẹ không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, để đề phòng nguy cơ, mẹ nên đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân.
5.2. Mẹ bị tiết sữa non khi mang thai kèm theo chảy máu ở bụng, âm đạo
Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nồng độ prolactin cao trong cơ thể người mẹ, liên quan đến chức năng của nhau thai và gây ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé. Khi gặp tình trạng này, mẹ bầu phải đi khám để sớm để có biện pháp xử lý kịp thời.
5.3. Sữa non về khi mang thai có kèm theo máu
Do sự phát triển nhanh của các mạch máu, tập trung quanh vùng ngực hoặc núm vú bị trầy. Nếu tình trạng sữa non về khi mang thai kèm theo máu xuất hiện kéo dài cộng với việc căng tức vùng ngực, mẹ bầu nên đi khám để được chẩn đoán nguyên nhân và có hướng giải quyết hợp lý.
6. Câu hỏi thường gặp
6.1. Phụ nữ mang thai ra sữa non sớm có sao không?
Hiện tượng tiết sữa non sớm có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào các dấu hiệu đi kèm như chảy máu âm đạo, đau bụng, sữa non tiết kèm máu. Vì vậy, mẹ bầu không cần quá lo lắng để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé . Tuy nhiên, mẹ nên thường xuyên theo dõi tình trạng của bản thân, nếu thấy xuất hiện dấu hiệu bất thường, mẹ cần đến gặp bác sĩ tư vấn để có biện pháp xử lý thời.
6.2. Phụ nữ mang thai bị chảy sữa non sớm có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nếu mẹ ra sữa non sớm kèm theo dấu hiệu chảy máu âm đạo hoặc đau bụng, rất có thể thai nhi đã bị ảnh hưởng và có thể bị chết lưu. Trong trường hợp này, mẹ nhất định phải đi khám sớm nhất có thể.
6.3. Có nên cho con bú trong giai đoạn sữa non?
Ngay cả khi phụ nữ mang thai chỉ tạo ra một lượng nhỏ sữa non, mẹ vẫn nên cho trẻ bú thường xuyên nhất có thể trong giai đoạn này. Vì sữa non chính thức ăn đầu tiên của bé, là nền tảng cho sức khỏe của bé trong những ngày đầu đời.
- Là kháng sinh tự nhiên tốt nhất cho trẻ
- Giúp não bộ của trẻ phát triển tốt
- Cải thiện hoạt động hệ tiêu hóa của trẻ
Có thể bạn quan tâm:
- Top 9 sữa non dạng gói cho trẻ sơ sinh tốt nhất trên thị trường hiện nay
- Top 9 sản phẩm sữa non dạng viên tốt nhất hiện nay trên thị trường
- Top 5 sản phẩm sữa non pha sẵn cho trẻ sơ sinh tốt nhất trên thị trường hiện nay
7. Kết luận
Sữa non ở phụ nữ mang thai sẽ xuất hiện trong thời gian tháng thứ 7 của thai kỳ tuy nhiên một số trường hợp sẽ xuất hiện sớm hơn và thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe mẹ và bé. Tuy nhiên mẹ cần phải đến bác sĩ để thăm khám nếu sữa non có màu bất thường (đỏ, nâu) tránh những nguy cơ cho sức khỏe mẹ và bé.
Trong bài viết trên, Mamaa đã cung cấp tới mẹ top 4 điều cần biết về sữa non ở phụ nữ mang thai: Sữa non là gì? Xuất hiện khi nào? Có nên cho con bú trong giai đoạn sữa non? Và 3 dấu hiệu của việc tiết sữa non bất thường. Nếu có bất cứ băn khoăn gì, mẹ có thể để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ với trung tâm chăm sóc sức khỏe mẹ và bé – MamaA để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.
Dược sĩ Phạm Trung – Dược sĩ Đại học Dược Hà Nội. Là dược sĩ có kiến thức chuyên môn sâu và nhiều kinh nghiệm trong tư vấn dược lâm sàng, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức cho khoẻ mẹ và bé, hiện đang đảm nhiệm vị trí tư vấn chuyên môn tại MamaA