Ho thường là một phản xạ tự nhiên của cơ thể bé. Tuy nhiên,nếu bé bị ho ra máu thì đây có thể là một dấu hiệu thông báo sức khỏe bé đang gặp vấn đề. Lúc này, các mẹ sẽ rất lo lắng, băn khoăn không biết bé ho ra máu là do nguyên nhân gì, tình trạng này có nguy hiểm không và bây giờ phải làm cái gì cho bé.

Biết được điều đấy, Trung tâm chăm sóc sức khỏe mẹ và bé – MamaA sẽ giới thiệu cho bạn đọc 6 nguyên nhân và cách xử lý chuẩn Bộ Y tế khi bé yêu bị ho ra máu trong bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng bé bị ho ra máu

Ho ra máu là một tình trạng khi đang ho khạc ra máu từ đường hô hấp dưới thanh quản. Đây là một bệnh lý khá phổ biến ở các khoa bệnh Phổi cũng như ở phòng Cấp cứu. Một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng đấy như sau:

Bé bị ho ra máu
Ho ra máu là một tình trạng khi đang ho khạc ra máu từ đường hô hấp dưới thanh quản. Đây là một bệnh lý khá phổ biến ở các khoa bệnh hô hấp

1.1. Tổn thương đường hô hấp trên

  • Khi răng, nướu hay bất cứ bộ phận nào trên đường hô hấp trên bị tổn thương thì đều có thể khiến bé bị ho ra máu.
  • Nguyên nhân thường gặp có thể do khi ngủ nghiến răng, đánh răng hoặc ăn uống không hợp lý, nóng lạnh thất thường ảnh hưởng đến niêm mạc đường họng,…
  • Ngoài ra còn có thể do viêm họng, viêm mũi, viêm amidan gây đau rát, sưng phù niêm mạc họng gây ứ máu. khi có một tác động nhỏ vào chỗ ứ máu thì lớp niêm mạc sẽ vỡ ra, làm cho bé khi ho sẽ đẩy máu ra ngoài.
  • Khi có những biểu hiện trên cần đi khám ngay để kịp thời điều trị

1.2. Nhiễm trùng đường hô hấp

  • Nguyên nhân thứ 2 không kém phổ biến là nhiễm trùng đường hô hấp. Một số virus, vi khuẩn gây bệnh như Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus,… Ngoài ra còn có thể do nấm Aspergillus
  • Những bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp chủ yếu do viêm phổi cấp, áp xe phổi, nấm phổi, viêm phổi hoại tử, u nấm phổi.
  • Triệu chứng thường gặp như: bé bị khạc đờm ra máu vào sáng sớm, sốt, hơi đau đau ở ngực.
  • Khi có những biểu hiện trên cần đi khám ngay để kịp thời điều trị

1.3. Bệnh lao phổi

  • Là một bệnh lây nhiễm với tỉ lệ khá cao ở Việt Nam. Đây cũng là một nguyên nhân thường gặp khiến bé bị ho ra máu
  • Một số biểu hiện thường thấy như: ho khạc ra máu tươi, sốt nhẹ về chiều, đau tức ngực, đêm ra mồ hôi, kém ăn, gầy sút cân, người mệt mỏi.
  • Khi có những biểu hiện trên cần đi khám ngay để kịp thời điều trị

1.4. Giãn phế quản

  • Là một trong những biến chứng của bệnh lao phổi, thường do nhiễm trùng phổi mãn tính như viêm phổi do hít phải dị vật, áp xe phổi,..
  • Dấu hiệu thường thấy như ho ra máu với lượng khá ít, khoảng 3 – 5ml. Kéo dài trong 5 ngày.
  • Nếu thấy dấu hiệu này, nên đi điều trị sớm, vì để lâu bệnh tình sẽ nặng hơn, ra hơn 100ml máu sẽ gây tử vong.

1.5. Thiếu hụt vitamin C

  • Việc thiếu hụt vitamin C cũng có thể dẫn đến việc ho ra máu của bé. Khi bé thiếu vitamin C, bé thường xuyên gặp phải tình trạng chảy máu cam do các mạch máu nhỏ bị vỡ.
  • Sự tổn thương các mao mạch máu làm, xuất huyết dưới da. Làm cho bé chỉ cần ho nhẹ thôi thì các mạch máu nhỏ cũng sẽ vỡ ra, gây ra hiện tượng ho ra máu
  • Trong trường hợp này, nên bổ sung thêm cho bé những thực phẩm giàu vitamin C vào bữa ăn hàng ngày.
  • Các loại rau củ quả giàu vitamin C như măng tây, bông cải xanh, cà chua, cần tây,..
  • Các loại trái cây cũng giàu vitamin C như dứa, táo, cam, bưởi, quýt.
  • Ngoài ra, có thể sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung Vitamin C, tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia y tế, dược sĩ hoặc bác sĩ trước khi dùng.

1.6. Chấn thương đường hô hấp

  • Bé bị chấn thương đường hô hấp, có thể để lại những vết xuất huyết, ứ máu trên đó.
  • Khi bé chỉ ho nhẹ hoặc có một áp lực tác động vào, bé cũng có thể ho ra máu.
  • Trong trường hợp này, bé nên được đưa đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

2. Bé bị khạc đờm ra máu có nguy hiểm không

bé bị ho ra máu
Bé bị ho ra máu là tình trạng nguy hiểm,mẹ cần sớm đưa bé đi bệnh viện

Tùy từng mức độ máu do ho mà ra mỗi ngày, sẽ được chia làm các mức độ khác nhau với các cách xử lý khác nhau.

Ho ra máu nhẹ:

Bé bị ho ra máu với lượng dưới 50ml mỗi ngày. Máu ho chỉ có từng vệt lẫn trong đờm hoặc chất khạc ra. Cũng có thể chỉ là vài ngụm máu nhỏ.

Trong trường hợp này nên cho bé nằm nghỉ ngơi, thư giãn trước.

Có thể cho bé dùng các thuốc an thần cầm máu, giảm ho, giảm vận động

Ngoài ra, còn nên cho bé uống nước mát, ăn cháo lỏng, bún, phở hoặc uống sữa thay thế.

Bên cạnh đó, vẫn nên đi khám tìm ra nguyên nhân gây bệnh để điều trị triệt để tình trạng bé bị khạc đờm ra máu.

Ho ra máu trung bình:

Lượng máu khạc ra trong khi ho thường từ 50 đến 200ml. Trường hợp này khá nguy hiểm với bé. Vậy nên các mẹ nên cho bé đến viện để kịp thời điều trị.

Ho ra máu nặng:

Lượng máu bị ho ra có thể từ 200ml trở lên, bé ra máu rất nhiều. Trường hợp này bé đang rất nguy hiểm. Cần được điều trị kịp thời và theo dõi lâu dài tại bệnh viện.

Nếu bé bị mất nhiều máu, bác sĩ sẽ chỉ định cho bé được truyền các đơn vị máu bổ sung.

Mời bạn tham khảo sản phẩm an toàn cho trẻ bị ho: Siro ích phế bối mẫu

3. Phân biệt họ ra máu với một số tình trạng khác

Bé bị chảy máu ở răng, nướu
Bé bị chảy máu ở răng, nướu rất bị nhầm với tình trạng ho ra máu

Bé bị ho ra máu có thể nhìn thấy bằng hiện tượng trong lúc đang gắng sức ho, thì khạc đờm ra máu tươi hoặc hơi hồng. Trước lúc ho có thể có dấu hiệu nóng rát sau xương ức, đau ngực hoặc rát họng. Bạn có thể nhầm lẫn với một số tình trạng tương tự sau:

3.1. Nôn ra máu

Nôn ra máu, hay ói ra máu (thổ huyết) là tình trạng chất trong dạ dày ợ lên, đi qua đường thực quản, trộn lẫn với máu hoặc chỉ có máu.

Điều này là do đường tiêu hóa đang gặp tình trạng bị tổn thương, dẫn đến chảy máu ở dạ dày, thực quản, hoặc tá tràng, có thể kèm theo hiện tượng hơi đau hoặc ê ẩm ở vùng bụng. Tình trạng này cũng cần phải nhập viện để khám và làm xét nghiệm kiểm tra chuyên sâu.

3.2. Viêm họng khạc ra máu

Hiện tượng không cần phải gắng sức vẫn khạc ra máu được, kèm theo các bệnh lý khác như chảy máu cam, polyp mũi,.. những bệnh liên quan đến tai mũi họng, phế quản – phổi.

3.3. Chảy máu ở răng, nướu

Đây cũng là một tình trạng dễ nhầm lẫn với bệnh ho ra máu. Chảy máu ở răng, nướu thường có thể do viêm lợi, viêm quanh lợi, u lợi,…

Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vitamin, bệnh tim mạch, tiểu đường, hoặc đơn giản nhất là do vệ sinh răng miệng không đúng cách. Biểu hiện của nó rất dễ phân biệt, lợi thường bị sưng đỏ, dễ chảy máu. Điều này có thể nhìn thấy bằng mắt thường nên rất dễ nhận ra.

Như vậy, bé bị ho ra máu dù bất cứ nguyên nhân gì, mà cũng cần đưa bé đi khám, để đảm bảo an toàn, giúp bé nhanh khỏi bệnh

Mời mẹ tham khảo: Siro ích phế bối mẫu cho trẻ em

5/5 (1 Review)