Bé bị ho khan phải làm sao? Thông thường, ho chỉ là một phản xạ có lợi đối với cơ thể bé để tống xuất đờm và vi khuẩn ra bên ngoài, bảo vệ đường hô hấp của chính mình.

Tuy nhiên, nếu bé ho khan kéo dài hay ho khan liên tục có thể là một dấu hiệu cảnh báo về tình hình sức khỏe của bé yêu. Bố mẹ của bé lúc này rất lúng túng, không biết bé ho khan liên tục như thế là do nguyên nhân gì, có nguy hiểm không và cần làm gì cho bé.

Trong bài viết dưới đây, Trung tâm chăm sóc sức khỏe mẹ và bé – MamaA sẽ giới thiệu đến bạn đọc những nguyên nhân và cách xử lý khi bé yêu bị ho khan.

1. Nguyên nhân khiến bé bị ho khan liên tục

Bé ho khan
Ho khan được định nghĩa là những cơn ho không bật được các dịch đường hô hấp, đặc biệt là đờm ra khỏi đường thở

Theo y khoa, ho khan được định nghĩa là những cơn ho không bật được các dịch đường hô hấp, đặc biệt là đờm ra khỏi đường thở. Bệnh này có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là với trẻ em, cùng với nhiều nguyên nhân khởi phát khác nhau:

  • Nhiễm virus: Triệu chứng của bé yêu khi bị ho khan do nhiễm vi rút thường như cúm hay cảm lạnh thông thường. Bé thường ho khi bắt đầu mắc bệnh, ở giữa hoặc cuối giai đoạn nhiễm trùng. Thậm chí còn có thể khi các triệu chứng khác đã thuyên giảm nhưng bé vẫn còn ho kéo dài.
  • Bệnh ho gà: Là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp. Trẻ mắc bệnh ho gà thường ho rũ rượi, ho kéo dài rồi càng lúc càng yếu dần. Khi cơn ho kết thúc hoặc xen kẽ trong quá trình ho, các bé thường hay có tiếng rít như tiếng gà kêu. Sau đấy có thể do thiếu oxy, mặt của bé đỏ hoặc tím tái, nổi tĩnh mạch cổ, chảy nước mắt nước mũi.
  • Hen suyễn: là một bệnh mãn tính trên đường hô hấp. Cơn hen thường khởi phát một cách đột ngột, có thể do nguyên nhân nào đó tùy từng người, có thể là do lông chó mèo, do vận động quá sức,.. Khi lên cơn, bé hay thở khò khè, khó nhọc, ho khan liên tục.
  • Hít hoặc nuốt phải dị vật: Cũng không thể loại trừ nguyên nhân bé đã nuốt hoặc cố nuốt một vật gì đấy vào họng, làm cho bé ho khan
  • Dị ứng thời tiết: Mỗi khi thời tiết thay đổi hoặc đến một thời điểm nhất định nào trong năm, bé thường hay ho khan kéo dài. Vì vậy, thời tiết cũng thường được xem là một nguyên nhân gây ho khan không chỉ ở trẻ em mà còn ở cả người lớn.

Vậy khi thấy bé bị ho khan liên tục phải làm sao, mẹ cần làm gì, chúng tôi sẽ trình bày ở ngay dưới đây.

2. Bé bị ho khan phải làm sao?

Để bé ho khan kéo dài quá lâu sẽ làm bệnh tình của bé trở nặng hơn. Đặc biệt, một số bé bị biến chứng sang các bệnh đường hô hấp khác như bệnh viêm phế quản, viêm phổi.

Lúc này, việc điều trị cho bé cũng khó khăn và mất nhiều thời gian, công sức hơn. Vì vậy, mẹ cần lưu ý một số điểm sau đây.

Mời mẹ tham khảo: Siro ích phế bối mẫu cho trẻ em

2.1. Đầu tiên, cần cho trẻ uống đủ nước

Cho trẻ ho khan uống sữa
Bạn nên cho trẻ uống sữa, vừa giúp bù nước, vừa giúp tăng cường sức đề kháng

Mỗi ngày nên cho bé uống đủ nước. Việc làm này vừa có lợi cho sức khỏe của bé, vừa giúp gia tăng độ ẩm, giúp bé đỡ ngạt mũi đồng thời giảm khô họng, giảm những khó chịu trong người hơn.

2.2. Thứ hai, cho trẻ nghỉ ngơi hợp lý

Nên cho bé có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn và hợp lý hơn. Tạo cho bé một môi trường thoáng mát, yên tĩnh, nhiệt độ thích hợp, không chênh lệch quá 5 độ C so với bên ngoài để bé có thể thoải mái nghỉ ngơi. Tránh cho bé tiếp xúc nhiều với những môi trường có nhiều khói bụi, thuốc lá, tiếng ồn,…

2.3. Cho trẻ ho khan sử dụng các loại thảo dược trị ho

Ngoài những cách nêu trên, có thể cho bé dùng thêm những loại thảo dược trị ho, để bé nhanh đỡ hơn. Một số loại thảo dược thường được dùng từ thời xa xưa truyền lại như:

Sử dụng mật ong và chanh cho trẻ ho khan

Mật ong và canh cho trẻ ho khan
Mật ong và chanh là hai nguyên liệu lành tính, tự nhiên và rất an toàn với sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ

Mật ong và chanh là hai nguyên liệu lành tính, tự nhiên và rất an toàn với sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ. Việc kết hợp mật ong và chanh sẽ đem lại tác dụng tốt không chỉ trong việc chữa trị ho ở trẻ mà còn tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Các bước thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị: mật ong 1 lít, chanh đào 1kg, đường phèn 500g
  • Cách làm:
    • Bước 1: Rửa sạch chanh đào và bình đựng. Có thể ngâm qua nước muối loãng khoảng 30 phút.
    • Bước 2: Vớt chanh vừa ngâm ra, để một lúc cho ráo nước. Lau khô bình.
    • Bước 3: Thái chanh đào thành từng lát mỏng, xếp từng lớp vào bình đã lau khô ở trên. Chú ý cứ mỗi lớp chanh đào thì rải một lớp đường phèn.
    • Bước 4: Đổ mật ong vào bình chanh đường trên sao cho ngập hết mặt. Chú ý nén chặt để chanh luôn ngập dưới lớp mật ong.
    • Bước 5: Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh để những nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
  • Mỗi ngày có thể cho bé bị ho uống từ 2 đến 3 lần, mỗi lần chỉ dùng 1 muỗng cà phê.
  • Chú ý: Không nên dùng cho bé dưới 1 tuổi.

Sử dụng lá hẹ cho trẻ ho khan

Siro ho từ lá hẹ và mật ong cho bé ho khan
Trong lá hẹ có chứa nhiều Allicin và Odorine, là kháng sinh tự nhiên lành tính. Chúng rất tốt trong việc điều trị các bệnh do nhiễm khuẩn, đặc biệt là ho.

Trong lá hẹ có chứa nhiều Allicin và Odorine, là kháng sinh tự nhiên lành tính. Chúng rất tốt trong việc điều trị các bệnh do nhiễm khuẩn, đặc biệt là ho.

Ngoài ra, vitamin C có trong lá hẹ cũng rất có ích trong việc tăng sức đề kháng, kích thích quá trình tự phục hồi và làm lành các tế bào niêm mạc bị tổn thương. Các bước thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị: Lá hẹ 1 nắm, mật ong 2 – 3 thìa
  • Cách làm:
    • Bước 1: Rửa sạch dụng cụ hấp và lá hẹ, để cho ráo nước
    • Bước 2: Cắt nhỏ lá hẹ cho vào bát, thêm 2 -3 thìa mật ong vào.
    • Bước 3: Đem bát hỗn hợp trên đi hấp cách thủy khoảng 10 phút, đến khu hẹ chín nhừ thì các dưỡng chất đã được thoát ra ngoài.  
    • Bước 5: Cho bé ăn lá hẹ đã hấp mật ong một lần mỗi ngày, khi nào bé khỏi thì dừng.

Sử dụng đường phèn và quất cho trẻ ho khan

Siro quất đường phèn trị ho khan
Quất có tính mát, vị chua nhưng không gắt quá. Nó còn có tác dụng tăng cường tiêu đờm và kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa

Quất được xem là một loại quả có tác dụng chữa ho rất tốt. Nó có tính mát, vị chua nhưng không gắt quá. Nó còn có tác dụng tăng cường tiêu đờm và kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa. Vì vậy, nó thường được dùng trong bài thuốc xưa để chữa ho cho trẻ. Các bước thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị: 500g quả quất, 100g đường phèn
  • Cách làm:
    • Bước 1: Rửa sạch dụng cụ và quất, để ráo nước
    • Bước 2: Cắt đôi quả quất, bỏ đi phần hạt bên trong
    • Bước 3: Cho quất trộn lẫn với đường phèn
    • Bước 4: Đem hỗn hợp trên đi đun cách thủy trong 30 phút. Khi thấy đường tan ra và chúng quyện lại với nhau như siro thì dừng hấp, để nguội.
    • Bước 5: Sau khi nguội, cho vào lọ thủy tinh để bảo quản dùng dần, bỏ vào ngăn mát tủ lạnh để giữ được lâu hơn.
  • Có thể cho bé dùng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 thìa. Dùng đến khi nào bé hết ho thì dừng

2.4. Cho trẻ sử dụng siro trị ho khan

Bên cạnh các cách dùng các vị dược liệu chữa ho truyền thống, có thể sử dụng các loại siro có bán tại các nhà thuốc như sau:

Siro Bảo Thanh cho trẻ ho khan

siro ho khan bảo thanh
Siro Bảo Thanh có giá khoảng 42.00VNĐ/chai 125ml
  • Nguồn gốc: được sản xuất bởi Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh, Việt Nam
  • Thành phần: Ô mai, Mật ong, Xuyên bối mẫu, Tỳ bà diệp, Sa sâm, Phục linh, Trần bì, Cát cánh, Bán hạ, Ngũ vị tử, Qua lâu nhân, Viễn chí, Khổ hạnh nhân, Gừng, Cam thảo, Tinh dầu Bạc hà và các tá dược khác
  • Lượng dùng (theo độ tuổi)
    • Với người lớn nên uống 15ml x 3 lần mỗi ngày
    • Với trẻ em trên 3 tuổi: Nên uống 10ml x 3 lần mỗi ngày
    • Với trẻ em từ 30 tháng tuổi đến 3 tuổi: Ngày uống 5ml x 3 lần mỗi ngày.
    • Với phụ nữ đang mang thai trên 3 tháng và cho con bú: mỗi lần 15ml x 3 lần mỗi ngày.
  • Giá tham khảo: 42.00VNĐ/chai 125ml

Xem thêm

Siro Eugica cho trẻ ho khan

siro ho khan eugica
Siro Eugica có giá khoảng 46.000 VNĐ/chai 100ml
  • Nguồn gốc: được sản xuất bởi công ty cổ phần Dược phẩm Hậu Giang, Việt Nam.
  • Thành phần: Siro húng chanh, Tinh dầu khuynh diệp, Cồn bọ mắm, Cao lỏng núc nác, Siro viễn chí, Siro vỏ quýt, Siro An tức hương, Natri benzoat, tá dược vừa đủ.
  • Lượng dùng (theo độ tuổi)
    • Với trẻ em từ 30 tháng đến 6 tuổi: uống 5 đến 10ml siro x 3 lần mỗi ngày (tương đương với 1 đến 2 muỗng cà phê)
    • Với trẻ em trên 6 tuổi: Uống 10 – 15ml mỗi lần x 3 lần mỗi ngày (tương đương với 1 thìa canh siro)
    • Với người lớn: uống 15ml mỗi lần x 3 lần mỗi ngày (tương đương với 1 thìa canh siro)
  • Giá tham khảo: 46.000 VNĐ/chai 100ml

Xem thêm

Siro ho khan Bạch Ngân PV

Siro Bạch Ngân PV cho trẻ ho khan
Siro Bạch Ngân PV có giá tại MamaA là 40.000 VNĐ
  • Nguồn gốc: được sản xuất bởi công ty cổ phần Dược Phúc Vinh
  • Thành phần: Tử tô tử, Bách bộ, Tang bạch bì, Kim ngân hoa, Bồ công anh, Cỏ nhọ nồi, Trần bì, Acid benzoic, Đường trắng, nước uống.
  • Lượng dùng (theo độ tuổi)
    • Với trẻ sơ sinh đến 1 tuổi: uống 3 – 5ml mỗi lần x 3 lần mỗi ngày
    • Với trẻ trên 1 tuổi: uống 7ml mỗi lần x 3 lần mỗi ngày
    • Với người lớn: uống mỗi lần 20ml x 3 lần mỗi ngày
  • Giá tham khảo: 30.000 đến 40.000 VNĐ/hộp 100ml

Xem thêm

Siro Broncamil Bimbi cho trẻ ho khan

Siro ho khan Broncamil Bimbi
Broncamil Bimbi tại MamaA có giá 320.000 VNĐ
  • Nguồn gốc: được sản xuất bởi công ty dược phẩm Pharmalife Research, thuộc thương hiệu Fitobimbi của Ý.
  • Thành phần: Chiết xuất hoa Grindelia, Chiết xuất hoa Cúc bất tử, Chiết xuất lá Mã đề, Tinh dầu thông, Tinh dầu khuynh diệp, Tinh dầu hoa Húng tây, Nước khử khoáng, Fructose, nước ép da cô đặc, Potassium sorbate, citric acid
  • Lượng dùng (theo độ tuổi)
    • Với trẻ em dưới 2 tuổi: liều khuyến cáo là  5 – 20ml mỗi ngày, cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
    • Với trẻ từ 2 tuổi trở lên: dùng 5 – 10ml mỗi lần x 2 lần mỗi ngày
    • Với trẻ từ 6 tuổi trở lên và người lớn: sử dụng 10 – 20ml mỗi lần x 2 lần mỗi ngày.
  • Giá tham khảo: 320.000 VNĐ/Lọ 200ml

Xem thêm

Siro Unibee cho trẻ ho khan

Siro ho khan Unibee
Siro Unibee tại MamaA có giá 165.000 VNĐ/hộp
  • Nguồn gốc: được sản xuất bởi công ty TNHH Công nghệ Herbitech
  • Thành phần: Đẳng sâm, Cát cánh, Mạch môn, Thổ bối mẫu, Cam thảo, Xạ can, Hạnh nhân, Chiết xuất keo ong, Tinh dầu tía tô, Tá dược như Kali Sorbat, Đường, Hương tổng hợp, Nước tinh khiết.
  • Lượng dùng (theo độ tuổi)
    • Với trẻ em dưới 6 tháng tuổi: mỗi lần uống 5ml, ngày uống 1 lần
    • Với trẻ em từ 6 tháng đến 2 tuổi: uống 5ml mỗi lần x 3 lần mỗi ngày.
    • Với trẻ em từ 2 đến 6 tuổi: uống 7,5ml mỗi lần x 3 lần mỗi ngày.
    • Với trẻ từ 6 tuổi trở lên và người lớn: uống 15ml mỗi lần x 3 lần mỗi ngày
  • Giá tham khảo: 165.000 VNĐ/Lọ 100ml

Xem thêm

2.5. Cho trẻ dùng thuốc trị ho khan

Thuốc chống dị ứng

  • Là thuốc đối kháng hay chống lại quá trình quá mẫn của cơ thể với dị nguyên. Thuốc này được chia làm hai nhóm chính: nhóm histamin  thế hệ 1 và histamin thế hệ 2.
  • Thế hệ 1 thế hệ kinh điển: gồm những thuốc điển hình như: promethazin, Chlorpheniramine, diphenhydramine, hydroxyzine,.. Các thuốc nhóm này qua được hàng rào máu não nên thường gây tác dụng phụ là buồn ngủ, được sử dụng nhiều trong chữa bệnh cảm và ho. Tuy nhiên thời gian tác dụng ngắn nên người bệnh phải dùng thuốc nhiều lần trong ngày
  • Thế hệ 2 thế hệ mới: Gồm những thuốc như Loratadin, cetirizin, Fexofenadin,… chúng ít gây tác dụng phụ buồn ngủ hơn nên được dùng phổ biến hơn. Tuy nhiên vẫn có những tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng nhóm thuốc này như tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt,..

Thuốc ức chế trung tâm ho

  • Ức chế trực tiếp lên trung tâm ho ở hành tủy, đồng thời cũng có tác dụng an thần.
  • Các thuốc tiêu biểu như codein, dextromethorphan, noscapin, pholcodin,..
  • Trong đó, codein và pholcodin có tác dụng gây nghiện, giảm đau và ức chế nhẹ trung tâm hô hấp. Còn dextromethorphan không gây nghiện, cũng không có tác dụng giảm đau.
  • Các thuốc có chứa codein chỉ nên dành cho người lớn, không dùng cho trẻ vì nó gây ức chế hô hấp.

3. Trẻ bị ho khan có kéo dài không, bao lâu thì khỏi?

siro ho

  • Trẻ em ho khan thông thường kéo dài không lâu. Thường thì sẽ kéo dài khoảng 6 đến 7 ngày, chỉ cần các mẹ chăm chút vệ sinh tai mũi họng, cho bé uống nhiều nước. Ngoài ra có thể kết hợp thêm các loại thảo dược thiên nhiên để bé chóng khỏi hơn.
  • Trường hợp bé bị ho do nhiễm virus, thì thời gian bé đỡ sẽ kéo dài hơn. Thông thường sẽ mất khoảng 2 tuần bé mới đỡ. Trong trường hợp này, mẹ phải cho bé dùng đều đặn mỗi ngày các loại siro hoặc các thuốc trị ho bác sĩ kê. Kết hợp thêm cải thiện chế độ ăn uống, vệ sinh tai mũi họng cho bé, sức khỏe sẽ dần ổn định hơn.

Bé bị ho khan phải làm sao? Hy vọng qua bài viết này, Bạn sẽ có giải pháp pháp hiệu quản, trị ho khan an toàn cho bé

0/5 (0 Reviews)