Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại kem trị hăm cho bé khác nhau khiến các mẹ khó khăn trong việc lựa chọn. Hiểu được điều đó, Trung tâm chăm sóc sức khỏe mẹ và bé – MamaA sẽ cung cấp thông tin về các loại kem trị hăm và tiêu chí lựa chọn để mẹ chọn được sản phẩm an toàn, hiệu quả nhất cho con.
1. Những điều mẹ cần biết trước khi mua kem hăm tã cho trẻ
Khi bé bị hăm, trên da của bé sẽ xuất hiện:
- Những mảng da màu hồng, mụn đỏ, có thể lan rộng.
- Bé cảm thấy khó chịu, ngứa rát, nhất là trong những ngày hè nóng nực.
Lúc này, da bé nhạy cảm và rất dễ bị kích ứng nếu mẹ chọn kem trị hăm không phù hợp. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, mẹ cần lưu ý những tiêu chí sau:
- Kem trị hăm của thương hiệu uy tín, nguồn gốc rõ ràng: Điều này sẽ giúp mẹ tránh chọn nhầm sản phẩm kém chất lượng, hàng nhái, hàng giả. Cách tốt nhất là mẹ nên đến các siêu thị lớn về mẹ và bé hoặc các nhà thuốc uy tín để mua.
- Kem còn hạn sử dụng trên 6 tháng: Sử dụng kem gần hết hạn hoặc đã hết hạn sẽ gây ảnh hưởng xấu đến da của bé yêu và làm tình trạng hăm của bé thêm nặng.
- Thành phần KHÔNG chứa chất chống viêm Corticoid: Chất này thường có trong các loại kem trị hăm cho bé, giúp ổn định rất nhanh các vết hăm tã nhưng lại gây nhiều kích ứng và tác dụng phụ trên làn da bé.
- Ưu tiên thành phần từ tự nhiên: Các loại kem có nguồn gốc từ thảo dược hoặc thành phần lành tính, tự nhiên, vừa an toàn, lành tính và có hiệu quả cao với hăm tã mà không gây kích ứng hay tác dụng có hại.
- Kem trị hăm phù hợp với độ tuổi của bé, đặc biệt là trẻ sơ sinh để tránh kích ứng da con do sử dụng kem sai lứa tuổi.
- Ưu tiên kem trị hăm dạng gel, dạng nước để tránh gây bết dính, bí da hay dính bẩn vào bỉm, tã, quần, áo,…
Vậy kem trị hăm cho bé loại nào tốt? Dưới đây là 12 loại kem trị hăm cho bé đảm bảo các tiêu chí trên. Mỗi loại có ưu, nhược điểm riêng, mẹ tham khảo để chọn được loại phù hợp cho bé!
Có thể mẹ quan tâm đến kem siêu dưỡng thâm 5s biho ladi dành cho mẹ
2. Top 12 kem trị hăm cho bé được các mẹ tin dùng
STT |
Tên sản phẩm (Xuất xứ) |
Thành phần |
Đối tượng sử dụng |
Giá tham khảo |
1 |
Dexpanthenol, nước, mỡ cừu, sáp ong |
Trẻ nhỏ, Trẻ sơ sinh |
69.000đ / tuýp 30ml |
|
2 |
Chiết xuất từ hoa Cúc, tinh dầu hoa hướng dương, tinh dầu quả cây Carite, sáp ong, panthenol, vitamin E |
Trẻ nhỏ, Trẻ sơ sinh |
130.000đ / hũ 75ml |
|
3 |
Kẽm oxyd, mỡ cừu |
Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh |
100.000đ / hũ 60g |
|
4 |
Chiết xuất từ Calendula, hoa Chamomile, tinh chất dầu hạnh nhân, dầu mè, sáp ong |
Trẻ nhỏ, Trẻ sơ sinh |
210.000đ / tuýp 75g |
|
5 |
Kẽm oxyd, Vitamin E, chiết xuất từ cây Lô hội |
Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh |
220.000đ / tuýp 113g |
|
6 |
Kẽm oxyd, mỡ cừu, panthenol |
Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh |
230.000đ / tuýp 200ml |
|
7 |
Dịch chiết Organic Calendula, Vitamin B5, Vitamin E, Kẽm Oxyd |
Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh |
230.000đ / tuýp 200ml |
|
8 |
Kẽm oxyd, Vitamin E, tinh dầu bơ |
Trẻ nhỏ, Trẻ sơ sinh |
250.000đ / tuýp 100ml |
|
9 |
Tinh dầu Olive, protein lactose, panthenol 5% |
Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh |
115.000đ / hộp 100ml |
|
10 |
Panthenol, kẽm oxyd, vitamin E và dầu hạnh nhân |
Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh |
221.000đ / tuýp 100ml |
|
11 |
Hoàng liên, hoàng bá, kim ngân hoa, trầu không,.. |
Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh |
190.000đ / tuýp 13g |
|
12 |
Tinh chất cúc La Mã, kẽm oxyd, vitamin E, Vitamin B5 |
Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh |
40.000đ / tuýp 20g |
2.1. Kem trị hăm cho bé của Đức Bepanthen
Kem trị hăm Bepanthen (Đức) được đánh giá là một trong những kem trị hăm hiệu quả, an toàn nhất cho bé hiện nay. Sản phẩm đã được chứng minh lâm sàng khả năng phòng ngừa và điều trị hăm ở trẻ.
Thành phần: Dexpanthenol, nước, mỡ cừu, sáp ong
Đối tượng sử dụng: Trẻ nhỏ, Trẻ sơ sinh
Cách dùng, tác dụng: Sau khi thay tã cho bé, mẹ bôi một lượng kem vừa đủ vào vùng da bị bị hăm và massage nhẹ nhàng.
Giá tham khảo: 69.000đ / tuýp 30ml
Đánh giá kem trị hăm Bepanthen:
Ưu điểm |
Nhược điểm |
|
|
2.2. Kem trị hăm cho bé của Đức Bubchen
Kem trị hăm cho bé Bubchen (Đức) có thành phần tự nhiên, an toàn và hiệu quả với vùng da bị hăm của bé. Sản phẩm đã được kiểm định kỹ càng, được kiểm nghiệm y khoa bởi hiệp hội da và dị ứng của Đức.
Thành phần: Chiết xuất từ hoa Cúc, tinh dầu hoa hướng dương, tinh dầu quả cây Carite, sáp ong, panthenol, vitamin E
Đối tượng sử dụng: Trẻ nhỏ, Trẻ sơ sinh
Cách dùng, tác dụng: Sau khi thay tã cho bé, mẹ bôi một lượng kem vừa đủ vào vùng da bị bị hăm và massage nhẹ nhàng.
Giá tham khảo: 130.000đ / hũ 75ml, ngoài ra còn có dung tích 20ml, 150ml,…
Đánh giá ưu, nhược điểm của kem trị hăm cho bé Bubchen:
Ưu điểm |
Nhược điểm |
|
|
2.3. Kem trị hăm cho bé sơ sinh Sudocrem
Kem trị hăm cho bé Sudocrem có nguồn gốc xuất xứ tại Anh, đã được kiểm định và cấp phép có hiệu quả trong phòng và trị hăm tã. Ngoài ra, sản phẩm còn có tác dụng đa dạng như chữa côn trùng cắn, da hăm, trầy xước da hay bỏng nắng.
Thành phần: Kẽm oxyd, mỡ cừu
Đối tượng sử dụng: Trẻ nhỏ, Trẻ sơ sinh
Cách dùng, tác dụng: Sau khi thay tã cho bé, mẹ xịt một lượng kem vừa đủ vào vùng da bị bị hăm của bé.
Giá tham khảo: 100.000đ/ hũ 60g
Đánh giá kem trị hăm cho bé sơ sinh Sudocrem:
Ưu điểm |
Nhược điểm |
|
|
2.4. Kem trị hăm cho bé sơ sinh Weleda
Nguồn gốc xuất xứ: Đức
Thành phần: Chiết xuất từ Calendula, hoa Chamomile, tinh chất dầu hạnh nhân, dầu mè, sáp ong
Đối tượng sử dụng: Trẻ nhỏ, Trẻ sơ sinh
Cách dùng: Sau khi thay tã cho bé, mẹ bôi một lượng kem vừa đủ vào vùng da bị bị hăm của bé.
Giá tham khảo: 210.000đ / tuýp 75g
Đánh giá kem kem trị hăm cho bé sơ sinh Weleda:
Ưu điểm |
Nhược điểm |
|
|
Đọc thêm: TOP 18 loại kem bôi nẻ trẻ em được mẹ tin dùng nhất
2.5. Kem trị hăm cho bé sơ sinh Desitin
Nguồn gốc xuất xứ: Canada
Thành phần: Kẽm oxyd, Vitamin E, chiết xuất từ cây Lô hội
Đối tượng sử dụng: Trẻ nhỏ, Trẻ sơ sinh
Cách dùng: Sau khi thay tã cho bé, mẹ bôi một lượng kem vừa đủ vào vùng da bị bị hăm của bé và massage nhẹ nhàng.
Giá tham khảo: 220.000đ / tuýp 113g
Đánh giá kem kem trị hăm cho bé sơ sinh Desitin:
Ưu điểm |
Nhược điểm |
|
|
2.6. Kem bôi trị hăm cho trẻ sơ sinh Penaten
Nguồn gốc xuất xứ: Đức
Thành phần: Kẽm oxyd, mỡ cừu, panthenol
Đối tượng sử dụng: Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh
Cách dùng, tác dụng: Sau khi thay tã cho bé, mẹ bôi một lượng kem vừa đủ vào vùng da bị bị hăm của bé và massage nhẹ nhàng.
Giá tham khảo: 230.000đ/ tuýp 200ml
Đánh giá kem bôi trị hăm cho trẻ sơ sinh Penaten:
Ưu điểm |
Nhược điểm |
|
|
2.7. Kem trị hăm cho bé của Mỹ Cetaphil
Nguồn gốc xuất xứ: Mỹ
Thành phần: Dịch chiết Organic Calendula, Vitamin B5, Vitamin E, Kẽm Oxyd
Đối tượng sử dụng: Trẻ nhỏ, Trẻ sơ sinh
Cách dùng, tác dụng: Sau khi thay tã cho bé, mẹ bôi một lượng kem vừa đủ vào vùng da bị bị hăm của bé và massage nhẹ nhàng.
Giá tham khảo: 230.000đ / tuýp 200ml
Đánh giá kem trị hăm cho bé của Mỹ Cetaphil:
Ưu điểm |
Nhược điểm |
|
|
2.8. Kem trị hăm em bé Chicco
Sản phẩm Kem trị hăm an toàn cho bé Chicco được kiểm nghiệm an toàn, được cơ quan quản lý tại Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU và hơn 100 quốc gia chứng nhận an toàn với trẻ sơ sinh.
Nguồn gốc xuất xứ: Ý
Thành phần: Kẽm oxyd, Vitamin E, tinh dầu bơ
Đối tượng sử dụng: Trẻ nhỏ, Trẻ sơ sinh
Cách dùng, tác dụng: Sau khi thay tã cho bé, mẹ bôi một lượng kem vừa đủ vào vùng da bị bị hăm của bé và massage nhẹ nhàng.
Giá tham khảo: 250.000đ/ tuýp 100ml
Đánh giá kem trị hăm em bé Chicco:
Ưu điểm |
Nhược điểm |
|
|
2.9. Kem chống hăm cho trẻ Sanosan
Nguồn gốc xuất xứ: Đức
Thành phần: Tinh dầu Olive, protein lactose, panthenol 5%
Đối tượng sử dụng: Trẻ nhỏ, Trẻ sơ sinh
Cách dùng, tác dụng: Sau khi thay tã cho bé, mẹ bôi một lượng kem vừa đủ vào vùng da bị bị hăm của bé và massage nhẹ nhàng.
Giá tham khảo: 115.000đ / hộp 100ml
Đánh giá kem chống hăm cho trẻ Sanosan:
Ưu điểm |
Nhược điểm |
|
|
2.10. Kem trị hăm cho trẻ sơ sinh Biolane
Nguồn gốc xuất xứ: Pháp
Thành phần: Panthenol, kẽm oxyd, vitamin E và dầu hạnh nhân
Đối tượng sử dụng: Trẻ nhỏ, Trẻ sơ sinh
Cách dùng, tác dụng: Sau khi thay tã cho bé, mẹ bôi một lượng kem vừa đủ vào vùng da bị bị hăm của bé và massage nhẹ nhàng.
Giá tham khảo: 221.000đ/ tuýp 100ml
Đánh giá kem:
Ưu điểm |
Nhược điểm |
|
|
2.11. Kem bôi hăm cho bé Thuần Mộc
Nguồn gốc xuất xứ: Việt Nam
Thành phần: Hoàng liên, hoàng bá, kim ngân hoa, trầu không,..
Đối tượng sử dụng: Trẻ nhỏ, Trẻ sơ sinh
Cách dùng, tác dụng: Sau khi thay tã cho bé, mẹ bôi một lượng kem vừa đủ vào vùng da bị bị hăm của bé và massage nhẹ nhàng.
Giá tham khảo: 190.000đ / tuýp 13g
Đánh giá kem bôi hăm cho bé Thuần Mộc:
Ưu điểm |
Nhược điểm |
|
|
2.12. Kem trị hăm vùng kín cho bé Skinbibi
Nguồn gốc xuất xứ: Việt Nam
Thành phần: Tinh chất cúc La Mã, kẽm oxyd, vitamin E, Vitamin B5
Đối tượng sử dụng: Trẻ nhỏ, Trẻ sơ sinh
Cách dùng: Sau khi thay tã cho bé, mẹ bôi một lượng kem vừa đủ vào vùng da bị bị hăm của bé và massage nhẹ nhàng.
Giá tham khảo: 40.000đ / tuýp 20g
Đánh giá kem trị hăm vùng kín cho bé Skinbibi:
Ưu điểm |
Nhược điểm |
|
|
3. Lưu ý khi sử dụng kem trị hăm cho bé
3.1. Cách dùng kem trị hăm cho bé đúng chuẩn
Sau khi lựa chọn được loại kem trị hăm phù hợp cho bé yêu, mẹ cần lưu ý đến thời điểm và cách bôi cho bé để đạt được hiệu quả tốt nhất. Với các trường hợp hăm tã, các mẹ nên bôi cho bé sau mỗi lần thay tã khi bé đi đại tiểu tiện và trước khi bé đi ngủ.
Cách bôi cho bé đúng chuẩn mẹ thông thái:
- Bước 1: Rửa tay với xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn, sau đó lau khô bằng khăn sạch.
- Bước 2: Nhẹ nhàng lau, rửa vùng da trẻ bị hăm bằng nước sạch và lau khô bằng khăn mềm
- Bước 3: Mở nắp hộp kem trị hăm, lấy một lượng kem vừa đủ và bôi đều lên vùng da của bé. Các mẹ có thể bôi rộng hơn một chút để phòng ngừa lan vết hăm tã ra xung quanh
Các mẹ nên chỉ bôi một lớp kem mỏng, đều lên da. Tránh bôi quá nhiều sẽ làm hại làn da của bé yêu. Những vùng nhạy cảm như bộ phận sinh dục, hậu môn thì cần có dụng cụ thiết bị chuyên dụng để bôi.
Để giảm hăm tã cho bé, ngoài việc sử dụng kem trị hăm, các mẹ cần chú ý
- Tuyệt đối không bôi phấn rôm lên các vùng da bị hăm vì có thể làm bít tắc lỗ chân lông làm chứng hăm của bé yêu trầm trọng hơn.
- Không dùng các loại sữa tắm, xà bông có chứa các chất bảo quản, chất kích ứng, chất tạo bọt, chất tạo mùi hương khi bé đang bị hăm
- Không dùng các loại lá dân gian không rõ nguồn gốc để tắm hay chà rửa cho bé.
- Hạn chế cho bé yêu đóng bỉm, thay vào đó có thể cho bé yêu mặc đồ rộng rãi hoặc không mặc đồ để làn da được thông thoáng hơn.
3.2. Khi nào cần kết hợp kem trị hăm cho bé với thuốc?
Ở giai đoạn đầu, khi làn da bé mới chỉ bị hăm nhẹ, chưa có xuất hiện tình trạng nhiễm nấm hay nhiễm trùng (mụn mủ, lở loét) thì chỉ nên sử dụng các loại kem trị hăm cho bé. Nhưng, khi làn da của bé đã bị hăm nặng hoặc xuất hiện mụn mủ, lở loét, thì các mẹ phải kết hợp cả kem trị hăm với thuốc cho bé để bé nhanh chóng khỏi hơn.
Bên cạnh đó, các mẹ cần lưu ý, sử dụng thuốc lâu dài hoặc việc dùng thuốc không hợp lý sẽ để lại nhiều tác dụng phụ, tác dụng không mong muốn đối với sức khỏe bé yêu. Vậy nên cần hỏi thêm ý kiến bác sĩ hoặc các chuyên gia da gia liễu, nhi khoa trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào trên làn da mỏng manh, nhạy cảm của các bé.
3.3. Bí quyết để bé dứt điểm hăm tã nhanh chóng
Chứng hăm ở trẻ không phải là một căn bệnh nguy hiểm, cũng không gây ra nhiều vấn đề lớn về sức khỏe. Tuy nhiên, có thể sẽ khiến bé khó chịu, đau đớn. Vậy nên, để bé nhanh chóng dứt điểm tình trạng hăm trên da, các mẹ cần bỏ túi các bí quyết sau:
Giữ vùng da bị hăm luôn sạch sẽ, khô thoáng:
- Thay tã khoảng 2 – 3 tiếng/lần tránh vi khuẩn từ phân và nước tiểu gây bệnh cho da bé
- Ưu tiên thả rông cho bé trong ngày: Việc này giúp da của bé có thể thở hơn, bớt khó chịu khi tã cọ xát vào vùng da bị đau rát.
- Chọn tã phù hợp với bé: Mẹ nên chọn tã phù hợp với cân nặng của con, tránh cảm giác khó chịu, bí bách khi bé mặc tã chật. Ngoài ra, cần chọn những loại không có mùi hương, chất liệu thoáng mát, chống tràn thì sẽ tốt cho bé hơn.
Sử dụng thêm các loại sữa tắm trị hăm tã như: Sữa tắm Dr Papie, Sữa tắm Cetaphil, Sữa tắm Mustela, Sữa tắm Chicco, Sữa tắm Skina Babe, Sữa tắm Arau Baby, Sữa tắm Elemis,… để làm sạch da, tăng sức đề kháng cho da bé.
Không cho bé gãi lên các vết hăm tã: Việc gãi lên các vết hăm tã có thể khiến vùng da đó tổn thương nặng hơn, có nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, khiến quá trình điều trị hăm bị kéo dài và có thể để lại sẹo trên da bé.
Việc lựa chọn kem trị hăm phù hợp với bé yêu cùng với cách điều trị khoa học, đúng cách sẽ giúp bé yêu nhanh chóng khỏi hăm. Từ đó tránh được các biến chứng trên da như nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, để lại sẹo ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Nếu các mẹ vẫn băn khoăn hay cần tìm hiểu thêm bất cứ thông tin gì về kem trị hăm cho bé, hãy liên hệ với đội ngũ chuyên gia của chúng tôi qua hotline … hoặc để lại câu hỏi ở phần comment bên dưới. Đội ngũ chuyên gia sẽ liên hệ lại với bạn hoặc giải đáp trực tiếp mọi thắc một cách chính xác và nhanh chóng nhất.
Đọc thêm bài viết sau:
- TOP 11 loại sữa tắm trị rôm sảy cho bé an toàn, không kích ứng da
- Sữa tắm chống cảm cho bé: Kinh nghiệm chọn mua và 7 lựa chọn cho mẹ
Dược sĩ Phạm Trung – Dược sĩ Đại học Dược Hà Nội. Là dược sĩ có kiến thức chuyên môn sâu và nhiều kinh nghiệm trong tư vấn dược lâm sàng, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức cho khoẻ mẹ và bé, hiện đang đảm nhiệm vị trí tư vấn chuyên môn tại MamaA