Hệ miễn dịch của bé yêu còn non nớt nên rất dễ mắc phải các bệnh trên đường hô hấp, đặc biệt là ho. Tuy nhiên, nhiều mẹ thấy con bị ho nhiều, ho rất dữ dội nên lo sợ bé yêu đang bị mắc bệnh ho gà.

Các mẹ muốn biết bệnh này có những dấu hiệu gì, có nguy hiểm không, cần điều trị thế nào. Vì vậy trong bài viết dưới đây, Trung tâm sức khỏe mẹ và bé – MamaA sẽ giới thiệu cho bạn đọc 7 dấu hiệu bé bị ho gà giúp phát hiện bệnh sớm, cách xử lý chuẩn giúp bé nhanh khỏi.

Mời mẹ tham khảo: Siro ho ích phế bối mẫu

1. Bảy dấu hiệu bé bị ho gà mẹ cần ghi nhớ

Bệnh ho gà được xem như bệnh truyền nhiễm cấp tính trên đường hô hấp có khả năng lây lan nhanh. Mặc dù xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng 90% bệnh xuất hiện ở trẻ dưới 1 tuổi chưa tiêm phòng hoặc tiêm chưa đầy đủ 3 mũi cơ bản.

Trẻ càng nhỏ tuổi thì bệnh tình càng nặng và càng nguy hiểm. Vì vậy, các mẹ cần chú ý quan sát xem có 7 dấu hiệu đặc trưng của bệnh ho gà ở trẻ không để kịp thời xử lý và điều trị.

1.1. Ho

Trẻ bị ho gà
Khi bé bị ho gà, ban đầu bé chỉ ho húng hắng, tiếp đến bé ho nặng thành cơn. Sau đấy trẻ ho rũ rượi, mỗi cơn ho kéo dài từ 15 đến 20 phút, ho liên tiếp

Ho là dấu hiệu bé bị ho gà điển hình nhất. Ban đầu bé chỉ ho húng hắng, tiếp đến bé ho nặng thành cơn. Sau đấy trẻ ho rũ rượi, mỗi cơn ho kéo dài từ 15 đến 20 phút, ho liên tiếp. Các cơn ho với tần suất khoảng 15 cơn mỗi ngày.

Càng về sau, cơn ho càng yếu, có thể kéo dài trên 3 tuần với tần suất giảm dần nếu không được điều trị kịp thời.

Ở trẻ những cơn ho xuất hiện nhiều sẽ yếu dần đi. Đặc biệt là có thể gây ngừng thở do thiếu oxy, mặt đỏ hay tím tái, nổi tĩnh mạch cổ, chảy nước mắt nước mũi.

Ở giai đoạn hồi phục, ho sẽ giảm ít dần và mất hẳn. Tuy nhiên, nhiều tháng sau đó có thể tái lại các cơn ho, nặng hơn có thể dẫn đến viêm phổi.

1.2. Nhiều đờm

Thường xuất hiện sau mỗi cơn ho bé thường ra đờm trắng, không màu và hơi dính dính như lòng trắng trứng gà. Trong đờm này có tồn tại trực khuẩn ho gà. Vì vậy đây cũng là nguồn gây bệnh nên các mẹ cần vệ sinh cho bé cẩn thận hơn sau mỗi lần bé ra đờm.

1.3. Thở rít vào

dấu hiệu ho trẻ bị ho gà là thở rít vào
Thở rít vào là một trong những triệu chứng điển hình của ho gà

Mặc dù đây là một dấu hiệu trẻ bị ho gà khá phổ biến. Tuy nhiên cũng có trường hợp chúng ta không thể nghe thấy rõ tiếng rít trong cơn ho, đặc biệt là ở các bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Mỗi khi cơn ho kết thúc hoặc xen kẽ trong quá trình ho, các bé thường hay có tiếng rít như tiếng gà kêu.

Vì vậy, các mẹ có thể quan sát xem bé con nhà mình có dấu hiệu này sau khi ho không để chắc chắn bé đã mắc bệnh ho gà hay chưa.

1.4. Xuất huyết ở kết mạc, quanh hốc mắt

Bé yêu có thể gặp tình trạng xuất huyết ở kết mạc hoặc quanh hốc mắt. Bé thường không thấy đau mà chỉ tình cờ phát hiện khi nhìn vào gương hoặc người đối diện nhìn thấy và bảo.

Cảm giác của bé có thể chỉ là hơi nặng ở vùng mắt hoặc dưới mí mắt.

Dấu hiệu trẻ bị ho gà ở mắt này rõ ràng nhất chính là trên lòng trắng hoặc ở hai bên hốc của mắt xuất hiện một mảng đỏ sáng rõ. Hoặc nặng hơn cả là toàn bộ lòng trắng mắt có thể được bao bọc bởi máu.

Tuy nhiên, chảy máu ở lòng trắng mắt nhưng cũng không có nghĩa là có máu chảy ra từ mắt. Do đó, bạn có thể không thấy máu xuất hiện trên giấy dù bạn dùng giấy để thấm vào.

Khi hết xuất huyết, mắt của bé có thể hơi ngứa.

1.5. Sốt

dấu hiệu bé bị ho gà là sốt
Sốt cũng có thể là triệu chứng khi bé bị ho gà

Trong thời gian bị bệnh, bé bị sốt nhẹ, kéo dài dai dẳng. Đến khi bé bước vào giai đoạn hồi phục, bé sẽ giảm sốt dần và hết hẳn.

Mặc dù sốt nhẹ nhưng các mẹ vẫn phải cẩn thận trong việc chăm sóc bé. Cho bé ăn đầy đủ để đảm bảo luôn có năng lượng và dinh dưỡng hàng ngày.

1.6. Trẻ thấy mệt mỏi, hay nôn

Một trong nhưng dấu hiệu trẻ bị ho gà khách chính là mệt mỏi. Khi bé bị mắc ho gà, bé luôn cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức sau mỗi cơn ho. Bạn có thể thấy bé không có tinh thần vui chơi mà chỉ thấy nằm li bì.

Bên cạnh đó, bé cũng hay cảm thấy buồn nôn hoặc nôn bất cứ lúc nào trong ngày. Sau khi bé nôn, nên cho bé súc miệng sạch sẽ và nghỉ ngơi.

1.7. Tiêu chảy

Ngoài các triệu chứng nêu trên, bé cũng có thể xuất hiện tình trạng tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Khi xuất hiện tình trạng dấu hiệu trẻ bị ho gà này , nên bổ sung thêm cho bé yêu những thức ăn mềm, dễ dàng tiêu hóa. Đặc biệt bổ sung thêm nước và chất dinh dưỡng cho bé để ngừa hiện tượng thiếu dinh dưỡng, mất chất của cơ thể.

2. Dấu hiệu bé bị ho gà theo từng giai đoạn

Với trẻ nhỏ, nếu mắc bệnh ho gà thường sẽ trải qua 3 giai đoạn sau:

Dấu hiệu ở giai đoạn ủ bệnh:

  • Kéo dài trong khoảng 6 đến 20 ngày, phổ biến nhất là 9 đến 10 ngày. Các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ho gà trong giai đoạn này thường chưa rõ rệt.
  • 1 đến 2 tuần sau đấy, bé sẽ xuất hiện những triệu chứng phổ biến như sốt nhẹ, chảy nước mũi, hắt hơi, ho húng hắng.
  • Cuối giai đoạn này, mức độ ho sẽ nặng dần, phát triển thành từng cơn.

Dấu hiệu ở giai đoạn khởi phát:

Trẻ quấy khóc khi ho
Trong giai đoạn khởi phát, bé ho nhiều, nặng dần về ban đêm., cơn ho điển hình thường là ho rũ rượi, ho thành cơn, mỗi cơn kéo dài.
  • Thường kéo dài trong 1 đến 6 tuần, nặng hơn có thể lên tới 10 tuần
  • Bé ho nhiều, nặng dần về ban đêm. Cơn ho điển hình thường là ho rũ rượi, ho thành cơn, mỗi cơn kéo dài.
  • Bé sẽ mệt dần, thở yếu, cũng có thể có lúc ngừng thở do thiếu oxy, mắt đỏ, mặt tím tái, cổ nỗi tĩnh mạch, chảy nước mũi nước mắt.
  • Bên cạnh đó, cuối cơn ho bé thường hay có tiếng rít vào và xuất hiện đờm trắng, dính.

Ngoài ra, bé còn có thể kèm theo các triệu chứng như: sốt nhẹ, mắt nặng, vã mồ hôi, thở nhanh, nôn mửa, mệt mỏi, bơ phờ hẳn.

Dấu hiệu ở giai đoạn phục hồi:

  • Bé hạ sốt dần, thưa thớt những cơn ho hơn và biến mất.
  • Tuy nhiên, cũng có thể nhiều tháng sau, bé bị ho tái lại, nặng hơn có thể dẫn đến viêm phổi
  • Vì vậy mẹ vẫn cần đặc biệt chăm sóc và quan sát bé mỗi ngày.

3. Trẻ có dấu hiệu của ho gà nguy hiểm không

Khi các bé có dấu hiệu mắc bệnh ho gà, nếu không được điều trị kịp thời, bé sẽ dễ mắc phải các biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt là những bé chưa được tiêm đầy đủ vacxin phòng bệnh ho gà theo khuyến cáo của Bộ y tế.

Các biến chứng thường gặp như:

  • Viêm phổi: nặng hơn nữa có thể gây vỡ phế nang, tràn khí màng phổi hoặc tràn khí trung thất.
  • Mất nước: Một biến chứng cũng nguy hiểm không kém, bé mất nước kèm theo các mất điện giải, làm bé luôn trong tình trạng li bì, kiệt sức.
  • Viêm não: chiếm khoảng 0,1%. Biến chứng này cũng để lại di chứng cao cho các bé.
  • Tử vong: đây là biến chứng nguy hiểm nhất nếu bé không được phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

4. Cần làm gì khi bé có dấu hiệu ho gà

4.1. Sử dụng thuốc

Không phải bất cứ dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ho gà nào cũng dùng thuốc. Sử dụng bất cứ thuốc gì cũng nên hỏi trước ý kiến của bác sĩ, dược sĩ và các chuyên gia y tế. Một số thuốc thường được sử dụng khi bé bị ho gà như:

Thuốc kháng sinh: Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của bộ y tế, cho bé sử dụng các kháng sinh như:

  • Erythromycin uống (12,5mg/kg 4 lần 1 ngày) trong thời gian 10 ngày. Thuốc không làm rút ngắn thời gian bệnh nhưng hạn chế được thời gian lây nhiễm
  • Nếu không có sẵn Erythromycin thì có thể cho bé uống Azithromycin với liều uống 10mg/kg (tối đa 500mg) trong ngày đầu tiên. Sau đó cho bé dùng 5mg/kg (tối đa 250mg) 1 lần mỗi ngày trong 4 ngày.
  • Nếu bé có sốt, có dấu hiệu viêm phổi mà không sẵn có Erythromycin hay Azithromycin thì có thể cho bé dùng Amoxicillin cho nguy cơ viêm phổi thứ phát.

Thuốc điều trị triệu chứng

  • Chống co giật: trong một số trường hợp nặng, trẻ có thể có những cơn co giật. Khi đấy có thể cho bé dùng diazepam, phenobarbital hoặc seduxen,..
  • Thuốc hạ sốt: khi trẻ sốt trên 39 độ, làm trẻ khó chịu thì có thể sử dụng paracetamol để hạ sốt cho bé.
  • Thuốc chống nôn: chỉ sử dụng khi bé nôn quá nhiều, không cầm được, và hỏi thêm ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Còn trong trường hợp bé nôn ở mức độ vừa phải, cách tốt nhất là vẫn nên cho bé bù nước, bù điện giải bằng oresol.

siro ho

4.2. Cho trẻ nghỉ ngơi, tránh môi trường không khí ô nhiễm

  • Nên cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn, tạo môi trường yên tĩnh, nhẹ nhàng.
  • Đảm bảo môi trường sống xung quanh bé không có hoặc hạn chế tối đa các chất kích thích gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Như khói thuốc lá, hóa chất, bụi,….
  • Vệ sinh răng miệng, mũi và thân thể cho bé. Đặc biệt sau mỗi cơn ho phải vệ sinh sạch đờm ở miệng bé bằng cách dùng khăn mềm lau sạch với muối ấm.
  • Nên cách ly trẻ bị bệnh với các trẻ khác để tránh bị lây nhiễm chéo.

4.3. Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ

  • Với các bé đang bú sữa mẹ vấn cho bé bú bình thường
  • Những bé lớn hơn thì cho bé ăn thức ăn dễ tiêu, dạng lỏng như súp, canh, cháo, sữa.
  • Mỗi lần cho bé ăn 1 ít, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để bé dễ hấp thu hơn.
  • Phải đảm bảo luôn chọn những thực phẩm tươi sạch, đảm bảo chất dinh dưỡng hàng ngày cho bé yêu.
0/5 (0 Reviews)