Quất là một loại cây được trồng phổ biến ở Việt Nam. Người ta thường sử dụng quất nêm nếm cho bữa ăn hàng ngày, hoặc để trang trí nhà ngày tết, mà ít ai biết đến bài thuốc dân gian trị ho hiệu quả tại nhà từ quả quất.
Trong bài viết sau đây, Trung tâm chăm sóc sức khỏe mẹ và bé – MamaA sẽ hướng dẫn các bạn cách làm siro quất đường phèn trị ho tại nhà và những lưu ý quan trọng khi sử dụng.
1. Tác dụng trị ho của quất
Từ lâu, quất được xem là một vị thuốc quý và thường được gia giảm thêm vào các bài thuốc để chữa bệnh trong y học cổ truyền. Một trong các bài thuốc đó có tên “Quất chưng đường phèn” đã được sử dụng từ lâu đời để chữa ho vô cùng hiệu quả.
Kết hợp cùng các vị dược liệu khác như đường phèn, mật ong, húng chanh…, quất sẽ càng tăng thêm tác dụng vốn có của nó:
- Đặc trị các triệu chứng ho: ho khan, ho gió, ho có đờm, khản tiếng do ho nhiều,…
- Làm loãng đờm nhày, long đờm.
- Chống viêm nên thường được dùng khi viêm đường hô hấp (viêm họng, viêm phế quản, viêm thanh quản,…)
- Kháng khuẩn, sát trùng một số vi khuẩn, vi nấm,…
- Tăng cường hệ miễn dịch nhờ tác dụng của hàm lượng vitamin C dồi dào trong quất.
Vậy thì, làm thế nào để có một hũ siro quất chưng đường phèn đúng cách để trị ho cho bạn và người thân tại nhà?
Có thể mẹ quan tâm:
2. Hướng dẫn cách làm siro quất đường phèn trị ho
Ở mỗi vùng miền, người ta sẽ làm siro quất đường phèn với tên gọi và cách thức thực hiện khác nhau. Các cách làm khác nhau cũng cho ra những sản phẩm với tác dụng không giống nhau.
Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách làm siro quất đường phèn đơn giản, dễ thực hiện mà lại đem lại tác dụng trị ho vô cùng hiệu quả.
2.1. Nguyên liệu
Trước khi áp dụng cách làm siro quất đường phèn trị ho, các bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:
- 200 gram (2 lạng) quất (tương đương 15 – 18 quả)
- 100 gram (1 lạng) đường phèn
- 100 gram (1 lạng) muối hột
- 1 bát sứ hoặc bát inox
- 1 cái nồi (to hơn bát sứ)
- Húng chanh (có thể không cho)
Sau đó, chúng ta cùng bắt tay vào thực hiện theo hướng dẫn sau đây.
Mời mẹ tham khảo: Siro ho ích phế bối mẫu
2.2. Cách làm
Bước 1: Rửa sạch
- Rửa quất dưới vòi nước chảy 1 – 2 lần. Để ráo nước.
Bước 2: Chà xát quất với muối để loại bỏ chất độc ở vỏ
- Cho quất vào trong một bát tô lớn hoặc thau. Thêm vào bát một chút nước lọc (khoảng 1 thìa canh) và một nhúm muối hạt (khoảng 2 thìa canh).
- Sau đó, dùng tay chà xát quất với muối. Chú ý không chà quá mạnh sẽ làm nát quả quất. Bước làm này sẽ giúp cho vỏ quất bớt vị đắng nhờ muối hột. Cho thêm muối rồi tiếp tục chà xát trong 5 phút rồi rửa sạch quất với nước 2 – 3 lần.
- Nếu như không muốn dùng tay chà quất với muối, bạn có thể sử dụng cách thứ 2 đó là ngâm quất trong nước muối khoảng 30 phút.
Bước 3: Thái quất thành miếng nhỏ
- Sau khi sơ chế và loại bỏ vị đắng, chúng ta cắt đôi quả quất. Các bạn cũng có thể cắt làm 3 hoặc cắt lát mỏng tùy ý.
- Các bạn có thể loại bỏ hạt quất nếu muốn. Tuy nhiên, hạt quất cũng có tác dụng trị ho, chúng ta nên giữ lại.
Bước 4: Chuẩn bị chưng quất
- Cho quất đã cắt vào bát sứ rồi thêm toàn bộ đường phèn đã chuẩn bị vào. Cho thêm vào bát 50 ml nước lọc.
Bước 5: Chưng quất
- Cho nồi lên bếp, cho vào nồi một ít nước (lượng nước cao so với đấy khoảng 1 – 1,5 cm). Cho bát quất đường phèn vào nồi, dùng đĩa đậy bát lại.
- Sau đó bật bếp và chưng quất trong khoảng 30 – 40 phút. Ban đầu để bếp ở lửa lớn để nước sôi, sau đó giảm lửa nhỏ, liu diu.
Bước 6: Đánh giá sản phẩm và kết thúc chưng
- Sau khoảng 30 phút, mở nắp đậy ra xem nếu đường phèn đã tan hết và quất lên màu vàng đẹp thì tắt bếp.
- Nếu không thì các bạn đậy lại rồi đun thêm đến khi đường tan, quất có màu vàng.
Bước 7: Sử dụng
- Để nguội rồi lấy bát siro quất ra sử dụng.
- Siro quất đạt tiêu chuẩn là khi đường phèn đã tan hết, quất lên màu vàng đẹp, nước siro lỏng sánh, hơi quánh lại màu vàng.
2.3. Cách sử dụng
Với 7 bước đơn giản như trên, chúng ta đã có một hũ siro quất đường phèn vàng thơm, đúng chuẩn.
Mỗi lần sử dụng, các bạn lấy ra khoảng 1 – 2 thìa cà phê siro quất rồi uống trực tiếp. Mỗi ngày uống từ 1 – 2 lần vào sáng sớm hoặc chiều muộn, đặc biệt là những lúc sương xuống, ho nhiều.
Các bạn cũng có thể ngậm 1 miếng quất trong miệng trong khoảng 5 phút, cơn ho sẽ nhanh chóng được dịu xuống.
Siro quất đường phèn có vị ngọt thanh của đường phèn, chua chua của quất và hơi the the của hạt quất. Nếu như không thích vị the the này, các bạn có thể loại bỏ hạt quất trước khi chưng.
Nếu sử dụng không hết, các bạn nên cho siro quất vào hộp sạch, khô ráo và bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần.
Hãy sử dụng siro quất đường phèn hàng ngày để các cơn ho dần dần biến mất.
3. Chi phí khi làm siro quất đường phèn trị ho
Nhiều người lo lắng không biết để làm một hũ siro quất đường phèn như trên thì có tốn kém quá không. Vậy thì chúng ta hãy cùng thử ước lượng xem một hũ siro như trên có giá bao nhiêu nhé!
Ước tính chi phí:
- 200 gram quất: 5,000 đồng (15,000 – 20,000 đồng/kg)
- 100 gram đường phèn: 2,000 – 3,000 đồng (20,000 – 30,000 đồng/kg)
- 100 gram muối hột: 1,000 đồng (10,000 đồng/kg)
Như vậy, một hũ siro quất đường phèn như trên có giá chưa đến 10,000 đồng.
Bạn có thể thấy cách làm siro quất đường phèn trị ho này có một chi phí vô cùng rẻ, nguyên liệu thiên nhiên dễ kiếm, mà hiệu quả trị ho lại tốt, không có lý do gì để chúng ta còn chần chừ không chuẩn bị cho gia đình mình một hũ siro quất đường phèn để sử dụng hàng ngày.
4. Lưu ý trong cách làm và sử dụng siro quất, đường phèn trị ho
Khi áp dụng cách làm siro quất đường phèn trị ho ở trên, các bạn cần lưu ý một số lưu ý quan trọng sau đây:
- Lựa chọn nguyên liệu tươi, sạch, tránh thuốc bảo vệ thực vật: Các bạn nên chọn những quả quất tươi, đã chín vàng vì sau khi làm xong chúng sẽ cho màu đẹp hơn những quả quất còn xanh.
- Điều chỉnh lượng đường phèn thích hợp: Về độ ngọt, các bạn có thể tùy ý tăng giảm lượng đường phèn như đã hướng dẫn để phù hợp với đối tượng sử dụng.
-
- Không nên cho quá nhiều đường phèn, bởi ăn nhiều đồ ngọt không tốt cho răng miệng và sức khỏe của mọi người.
- Chúng ta nên sử dụng đường phèn thay vì đường kính trắng (đường cát), bởi đường phèn có tác dụng trị ho, ho rát họng, ho có đờm, bổ phổi tốt hơn. Ngoài ra, đường phèn mang lại hương vị dễ chịu, ngọt thanh hơn đường trắng.
- Không dùng quá nhiều: Mặc dù siro được làm từ các nguyên liệu thiên nhiên, an toàn, nhưng chúng ta không nên lạm dụng mà sử dụng quá nhiều. Bởi siro này ngọt, ăn quá nhiều có thể tăng nguy cơ tiểu đường, sâu răng, béo phì. Các bạn nên sử dụng đúng liều lượng như đã hướng dẫn.
- Ngưng sử dụng khi gặp các tình trạng như: đầy bụng, trướng bụng, tiêu chảy, dị ứng da,… Vì rất có thể cơ địa chúng ta dị ứng với thành phần nào đó trong siro, hoặc chúng ta thực hiện làm và bảo quản siro chưa đúng cách.
Có thể bạn quan tâm: Bé bị ho ăn thịt gà được không? 4 trường hợp cần kiêng thịt gà
5. Trung tâm chăm sóc Mẹ và bé MamaA – chuyên siro ho thảo dược cho trẻ
Trong thời đại bận rộn, ai cũng mải mê với guồng quay của công việc, gia đình và con cái nên có nhiều bà mẹ không có thời gian để tự mình làm siro cho gia đình.
Nếu không có thời gian để làm siro, các bạn có thể chọn mua các siro trị ho trên thị trường về sử dụng. Tuy nhiên, để tìm được một địa chỉ tin cậy bán hàng chính hãng, uy tín lại không phải dễ.
Đừng lo, các bạn có thể tham khảo về Trung tâm chăm sóc Mẹ và bé MamaA. MamaA là một địa chỉ bán thuốc, thực phẩm chức năng, đặc biệt là các loại siro cực kỳ uy tín và an toàn tại Hà Nội.
Không những không cần lo về mặt chất lượng sản phẩm, tại MamaA, bạn còn được tư vấn tận tình bởi đội ngũ dược sĩ đại học chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm.
Các loại siro ho có bán tại Trung tâm chăm sóc Mẹ và bé – MamaA như: Siro ho Bạch Ngân PV, Siro ho Eugica, Siro ho bổ phế Nam Hà, Siro ho Prospan,… Ngoài ra còn có rất nhiều các loại siro khác.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây, có thể giúp bạn hoàn toàn tự tin áp dụng cách làm siro quất đường phèn trị ho tại nhà hiệu quả.
Dược sĩ Phạm Trung – Dược sĩ Đại học Dược Hà Nội. Là dược sĩ có kiến thức chuyên môn sâu và nhiều kinh nghiệm trong tư vấn dược lâm sàng, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức cho khoẻ mẹ và bé, hiện đang đảm nhiệm vị trí tư vấn chuyên môn tại MamaA