Từ lâu, người tiêu dùng đã biết đến thuốc ho bổ phế Nam Hà là siro ho được bào chế hoàn toàn từ các nguyên liệu thiên nhiên, an toàn và hiệu quả. Nhưng trong thuốc ho bổ phế nam hà thành phần gồm những gì và công dụng ra sao thì không phải ai cũng biết.
Trong bài viết dưới đây, Trung tâm chăm sóc sức khỏe mẹ và bé – MamaA sẽ cung cấp cho các bạn thông tin về từng thành phần cũng như tác dụng của chúng trong siro bổ phế Nam Hà.
Xem thêm: Uống bổ phế Nam Hà có tốt không? Đánh giá ưu nhược điểm và trải nghiệm khách hàng
Siro thuốc bổ phế Nam Hà được sản xuất dựa trên bài thuốc “Bổ phế chỉ khái lộ”. Đây là một bài thuốc cổ phương gia giảm trị ho, bổ phế được dân gian áp dụng từ nhiều đời nay. Bài thuốc là sự kết hợp của nhiều vị dược liệu quý hiếm với liều lượng và công dụng khác nhau.
1. Bạch linh
Hàm lượng: 0,900 g
Tác dụng: Bạch linh có tác dụng hóa đờm, lợi thấp.
Bạch linh là một trong những thành phần của Bổ Phế Nam Hà có tác dụng tốt nhất. Thường được thêm vào các bài thuốc như “Bổ phế chỉ khái lộ”, “Nhị trần thang” để trị ho có đờm, ho do cảm lạnh, ho do viêm họng, viêm phế quản mạn, đờm nhiều.
2. Cát cánh
Hàm lượng: 1,708 g
Tác dụng:
- Cát cánh là một vị dược liệu có vị đắng cay, tính hơi ấm.
- Cát cánh có tác dụng khử đờm, chỉ khái, bổ phế.
Đây là thành phần của Bổ Phế Nam Hà có tác dụng trị các chứng khản tiếng, tắt tiếng do họng sưng đau, ho nhiều đờm do cảm lạnh.
3. Tỳ bà diệp
Hàm lượng: 3,250 g
Tác dụng:
- Tỳ bà diệp có vị đắng, tính hàn.
- Tỳ bà diệp có tác dụng làm mát phổi, giảm ho, long đờm, chống nôn.
Vị tỳ bà diệp thường được dùng để điều trị các trường hợp ho do phế nhiệt, ho do cảm nóng, nhiều đờm,…
4. Ma hoàng
Hàm lượng: 0,656 g
Tác dụng:
- Ma hoàng có vị chua, hơi đắng, tính ấm.
- Theo y học cổ truyền, ma hoàng có tác dụng giải biểu, phát hãn (ra mồ hôi), bình suyễn, tuyên phế.
Do đó, vị ma hoàng thường được thêm vào các bài thuốc dùng để điều trị thương hàn, trúng gió, đau đầu, cảm ngoại phong hàn, ho suyễn mà sợ lạnh, viêm phế quản cấp, viêm phổi, ho gà kèm đờm vàng.
5. Bán hạ
Hàm lượng: 1,875 g
Tác dụng: Bán hạ có vị cay, tính ấm. Bán hạ có tác dụng hóa đờm, long đờm.
Bán hạ được sử dụng để trị đờm nhiều, ho suyễn do lạnh, ho đờm nhiều do phế nhiệt (nóng), phổi tức nghẹn vì đờm nhiều, ho đờm ra máu, tiếng nói không rõ, lâu ngày không khỏi.
6. Cam thảo
Hàm lượng: 0,591 g
Tác dụng:
- Cam thảo (cam có nghĩa là ngọt, thảo là cây cỏ) là cây có vị ngọt, tính bình, không độc.
- Cam thảo có tác dụng nhuận phế, bổ phế, thanh nhiệt, giải độc.
- Người ta thường dùng cảm thảo để trị đau họng do phế nhiệt (nóng phổi), có đờm, ho do nhiệt.
Ngoài ra, thành phần của Bổ Phế Nam Hà này còn được dùng trong các bài thuốc với công dụng làm giảm hoặc hoãn độc tính hoặc điều hòa cho các vị thuốc khác, đồng thời làm cho các vị thuốc không cùng tính chất được hiệp hòa lại với nhau.
7. Bách bộ
Hàm lượng: 6,250 g
Tác dụng:
- Bách bộ có vị đắng, tính hơn ôn.
- Vị bách bộ có tác dụng nhuận phế, trị ho, chỉ khái, sát trùng.
Bách bộ thường được dùng để điều trị các chứng ho suyễn, do lao, ho gà, ho do lạnh, do dữ dội, ho lâu ngày không khỏi, ho do cảm mạo, ngứa họng, đờm ít, viêm khí phế quản mạn tính,…
8. Mơ muối
Hàm lượng: 1,406 g
Tác dụng: Mơ muối lâu năm có vị chua. Mơ muối có tác dụng nhuận phổi, kháng khuẩn, kiện tỳ, giúp ăn ngon, giảm ho.
Quả mơ muối (còn gọi là ô mai) dùng trong các trường hợp ho nhiều, ho khó thở, viêm họng, khản tiếng, mất tiếng do ho nhiều.
9. Thiên môn (rễ)
Hàm lượng: 1,208 g
Tác dụng:
- Thiên môn có vị ngọt, đắng, tính hàn.
- Vị thiên môn có tác dụng sát khuẩn mạnh, ức chế liên cầu khuẩn A và B, phế cầu khuẩn, tụ cầu vàng, trực khuẩn bạch hầu.
Ngoài ra, thiên môn còn có tác dụng giảm ho, định phế khí.
Do đó, người ta thường thêm vị thiên môn vào các bài thuốc để trị ho, suyễn do phế khí nghịch, lao phổi, ho ra máu, đờm nhiều, khát nước, miệng khô.
10. Bạc hà diệp
Hàm lượng: 1,666 g
Tác dụng: Bạc hà diệp là vị thuốc chế biến từ lá cây bạc hà. Bạc hà diệp có chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, bạc hà diệp còn có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn.
Do đó, thành phần của Bổ Phế Nam Hà này thường dùng trong các trường hợp ho do viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi. Ngoài ra, bạc hà diệp còn dùng để sát khuẩn miệng họng, tạo mùi vị thơm mát.
11. Phèn chua
Hàm lượng: 0,208 g
Tác dụng:
- Phèn chua có vị chua mát, tính lạnh.
- Phèn chua có tác dụng táo thấp, sát khuẩn, khử đờm, chỉ huyết.
Vị phèn chua thường được thêm vào các bài thuốc để trị ho, đờm đặc, sát khuẩn tai mũi họng,…
12. Tinh dầu bạc hà
Hàm lượng: 0,100 g
Tác dụng: Bạc hà có vị cay, the, tính mát. Thành phần chính trong tinh dầu bạc hà là Menthol, có tác dụng sát khuẩn, kháng khuẩn, giãn cơ trơn nên giảm co thắt khí phế quản, giảm ho.
Ngoài ra, tinh dầu bạc hà được thêm vào bài thuốc “Bổ phế chỉ khái lộ” còn có tác dụng để tạo mùi, hương vị cho bài thuốc.
13. Tá dược
Ngoài các thành phần chính đã kể trên, siro còn bao gồm các thành phần tá dược sau:
- Đường trắng: tạo vị ngọt cho siro, ngăn cản sự phát triển của vi sinh vật.
- Gừng tươi: tạo mùi vị thơm cay, kháng khuẩn, bảo quản sản phẩm.
- Ethanol 96%: để hòa tan các thành phần, có tính sát khuẩn và bảo quản.
- Acid benzoic: chất bảo quản siro.
- Nước uống được: để hòa tan các chất.
Vừa đủ chai 125 ml.
Hy vọng với những thông tin trên đây có thể giúp các bạn biết được thuốc ho Bổ Phế Nam Hà thành phần gồm những gì, cũng như công dụng của chúng trong siro thuốc ho bổ phế Nam Hà chỉ khái lộ.
Xem thêm:
- Siro ho Prospan tốt không? Review siro Prospan từ khách hàng
- Siro ho Prospan cách dùng thế nào? Liều dùng & Liệu trình sử dụng
Dược sĩ Phạm Trung – Dược sĩ Đại học Dược Hà Nội. Là dược sĩ có kiến thức chuyên môn sâu và nhiều kinh nghiệm trong tư vấn dược lâm sàng, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức cho khoẻ mẹ và bé, hiện đang đảm nhiệm vị trí tư vấn chuyên môn tại MamaA